Wednesday 27 June 2012


KINH PHÁP ẤN - Thích Nhất Hạnh(06/14/2010) (Xem: 22118)
KINH THẮNG MAN, Thích Đức Niệm(05/20/2010) (Xem: 13173)
Tin / Trang
Sắp theo
Đang xem 51 - 100 của 147 bài « 1 2 3 »HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH.MHDT.28/6/2012.

Những bài viết nên xem:

Tuesday 12 June 2012

The Electronic System for Travel Authorization performs checks against law enforcement databases. All travelers seeking admission to the United States under the Visa Waiver Program are required to obtain an electronic travel authorization using this system prior to being granted boarding.
If your electronic travel authorization application is approved, it establishes that you are eligible to travel, but does not establish that you are admissible to the United States under the Visa Waiver Program. Upon arrival to the United States, you will be inspected by a U.S. Customs and Border Protection Officer at a port of entry who may determine that you are inadmissible under the Visa Waiver Program or for any reason under United States law.
A determination that you are not eligible for electronic travel authorization does not preclude you from applying for a visa to travel to the United States.
All information provided by you, or on your behalf by a designated third party, must be true and correct. An electronic travel authorization may be revoked at any time and for any reason, such as new information influencing eligibility. You may be subject to administrative or criminal penalties if you knowingly and willfully make a materially false, fictitious, or fraudulent statement or representation in an electronic travel authorization application submitted by you or on your behalf.
WARNING: If upon application for admission to the United States at a port of entry you are admitted under the Visa Waiver Program (VWP) by a US Customs and Border Protection Officer, you may not accept unauthorized employment; or attend school; or represent the foreign information media during your visit under the program. You may not apply for: 1) a change of nonimmigrant status, 2) an extension of stay, or 3) adjustment of status to temporary or permanent resident, unless eligible under section 245(c)(4) of the Immigration and Nationality Act. Violation of these terms will subject you to REMOVAL.
The Travel Promotion Act of 2009.
On March 4, 2010, President Obama signed into law the Travel Promotion Act (TPA) of 2009, Pub. L. No. 111-145. The Act directs the Secretary of Homeland Security to establish a fee for the use of the ESTA system, comprised of $10.00 for each VWP applicant receiving authorization to travel to the United States and $4.00 for the processing of the ESTA application. Applicants who are denied authorization to travel to the U.S. under the VWP will only be charged $4.00. The fee may only be paid by credit card. Applicants may save the application data and return to the application at a later date to enter the payment information. However, the application will not be submitted for processing until all payment information is completed. The cost of this application is EUR 59 fully inclusive of both the US Government charges (currently USD 14.00) and our service fee.
WARNING: The administrative fee will be collected by credit card. It is crucial that all applicants enter their ESTA and credit card information accurately. If information is entered incorrectly, the applicant may be charged additional fees to reapply. Updates to an application will not accrue additional fees. Applicants who do not complete the payment process will not receive authorization to travel to the United States and will not be allowed to board any aircraft or vessel destined for the United States. If an applicant stops payment of the fee, his or her authorization to travel to the United States will be revoked. USA eServices is not responsible for additional fees that may be charged by the applicant's credit card company for the transaction. By pressing the "Next" or "Apply" button in the application process, applicants agree not to dispute any administrative fee charged by USA eServices for the use of the ESTA system, and further acknowledge that there are no refunds.

Sunday 10 June 2012

Lịch sử Phật giáo Úc Đại Lợi

Lời thưa của người dịch

Tác giả / Dịch giả: Tỳ-kheo Thích Nguyên Tạng
Nguồn: Nguyên tác: Paul Croucher, Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóa và tâm linh của người Úc. Cuốn sách này theo dõi quá trình hình thành của Phật Giáo từ giai đoạn sơ khai vào thế kỷ 19, đến khi những Hội Phật Giáo đầu tiên được thành lập vào đầu thập niên năm mươi của thế kỷ 20;các phong trào học Phật của người Úc và sau đó là những người tị nạn đến từ châu Á. Giống như một bức tranh lịch sử, không chỉ nói về những người Phật tử bình thường tại xứ sở Nam Bán Cầu này, cuốn sách đã hấp dẫn hơn với những nhân vật lập dị, những kẻ giả danh, những người nổi tiếng và các bậc thánh thiện.

Paul Croucher, tác giả tập sách, sinh năm 1961, sinh trưởng ở Sydney, lần đầu tiên tiếp xúc với sách Phật Giáo và Lão Giáo trong thời gian làm việc ở một tiệm sách vào năm 1979. Tuy chú tâm vào Thiền học nhưng các vị Thầy đầu tiên của ông lại là Lạt Ma Tây Tạng, đó là Lạt Ma Geshe Nyawang Leyden và Lạt Ma Yeshe. Năm 1983, ông viếng thăm Nhật Bản, Thái Lan, và những nơi có người Tây Tạng lưu vong ở miền Bắc Ấn Độ. Từ năm 1984, ông nghiên cứu lịch sử Á Châu và học tiếng Nhật ở đại học Monash (Melbourne). Những quan tâm khác của ông là chơi bóng squash, đi dã ngoại và đọc sách của Henry David Thoreau (1817-1862), một nhà văn Mỹ thuộc phái tự nhiên. Hiện tại ông đang sống tại Melbourne và viết luận án tiến sĩ về lịch sử Thiền Tông.

“Lịch Sử Phật Giáo Úc Đại Lợi” được xuất bản tại Sydney vào năm 1989, với gần 150 trang, bao gồm sáu chương: chương 1: Những chiếc bình trống; chương 2: Cứ như là từ một xứ khác: 1910-1952; chương 3: Lối thoát độc nhất: 1952-1956; chương 4: Trồng sen trên tảng đá: 1956-1971; chương 5: Những người đánh trống Pháp 1971-1975; và chương 6: Bờ bên kia: 1975-1988.

Như vậy, tập sách “Lịch sử Phật Giáo Úc” chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ lúc khởi nguyên đến năm 1988, tất nhiên từ năm 1981, Phật Giáo Việt Nam đã có mặt tại xứ sở này, và ít nhiều, Paul Croucher đã ghi lại những gì mà ông biết được, cảm nhận được về Phật Giáo Việt Nam, kể ra cũng rất lý thú. Nhưng thôi, đó là chuyện sẽ được đề cập ở chương cuối của tập sách.

Tôi được đạo hữu Kerry Trembath và Swee Beng Toh, Thư Ký của Hội Phật Giáo New South Wales trao tặng cuốn sách "Buddhism in Australia 1048-1988”, nguyên tác Anh ngữ của tác giả Paul Croucher vào đầu tháng 4 năm 1998 ngay sau khi tôi đặt chân đến nước Úc. Trước đây, tôi từng liên lạc thư từ với đạo hữu Kerry Trembath từ đầu những năm 1990 khi nghiên cứu đề tài “Phật Giáo Thế Giới”, lúc ấy đạo hữu Kerry Trembath đã cung cấp nhiều tài liệu quý báu về Phật Giáo Tây Phương và đặc biệt là Phật Giáo Úc Châu, chúng tôi đã viết một bài ngắn về Phật Giáo Úc Châu đăng trên Đặc San Giác Ngộ vào năm 1996 (xem bài này ở phần phụ lục cuối sách). Năm 1998, nhờ sự bảo lãnh của bào huynh là Thượng tọa Thích Tâm Phương, tôi đến Úc theo diện Minister of Religion (Nhà Truyền Giáo), được đạo hữu Kerry Trembath mời đến Sydney thăm trụ sở của Hội Phật Giáo New South Wales, tại đây tôi đã có dịp tiếp xúc và nói chuyện với đạo hữu Graeme Lyall, là một Phật tử lão thành người Úc và được xem là một chứng nhân sống của lịch sử Phật Giáo của xứ Úc này, ông là đệ tử quy y Tam Bảo của Ni Sư người Mỹ Dhammadina vào đầu thập niên 50. Giờ đây ông đã 80 tuổi, nhưng vẫn cống hiến hết sức mình cho Phật Giáo, ông hiện đang giúp Hòa Thượng Tịnh Không phổ biến kinh sách tiếng Anh miễn phí cho hệ thống thư viện cộng đồng trên toàn liên bang Úc Châu. Đạo hữu Graeme Lyall vốn là người sáng lập và là cựu Chủ tịch của Hội Phật Giáo New South Wales. Ông từng gieo duyên xuất gia làm Sa Di (Samanera) ngắn hạn với Hòa Thượng Dhammananda ở Kuala Lumpur, Malaysia vào năm 1984. Hiện nay ông đang là Chủ tịch Hội Phật Đà New South Wales, Chủ tịch Quỹ Giáo dục Đại Học Phật Giáo và là một nhân viên Tuyên uý Phật Giáo làm việc thiện nguyện tại các trại giam ở tiểu bang New South Wales. Tôi rất vui mừng vì đã có duyên gặp những nhân vật có công trong việc đóng góp cho sự phát triển Phật Giáo tại Úc Đại Lợi. Trong cuộc gặp gỡ ông Graeme Lyall lần này, hai vị chánh phó thư ký Kerry Trembath và Swee Hin Toh đã gởi tặng tập sách “Buddhism in Australia 1048-1988” và yêu cầu tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt để giúp cho cộng đồng người Việt, vốn là một trong những cộng đồng sắc tộc đông đúc nhất tại Úc, hiểu biết thêm về quá trình hình thành và phát triển của Phật Giáo tại xứ sở này.

Tôi bắt đầu dịch tập sách này từ đầu năm 2000 nhưng mãi đến nay mới hoàn tất. Sở dĩ việc dịch tập sách này kéo dài hơn mười năm, vì trong khoảng thời gian đó tôi đã ưu tiên cho các tác phẩm khác như Phật Giáo Khắp Thế Giới, Chết và Tái Sanh, Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không, Sức Mạnh Của Lòng Từ...; Một lý do khác là vì tác phẩm lịch sử này có phần khô khan và cách viết của tác giả dễ bị hiểu lầm cũng như dễ làm mích lòng người đọc, nhất là những người không có cảm tình với Phật Giáo, khi đọc tác phẩm này sẽ có phần khó chịu khi tìm thấy những giai đoạn thăng trầm của Phật Giáo Úc, những phe nhóm, hội đoàn của người Úc da trắng xung đột, chống báng nhau. Âu cũng là thói thường của nhân thế. Dịch giả có lúc muốn bỏ ngang dịch phẩm này, nhưng bỏ thì thương, vương thì tội, cuối cùng đành phải cố gắng tiếp tục đi tới trang cuối của tác phẩm. Vì là một tác phẩm lịch sử nên phản ánh sự thật những giai đoạn khó khăn của lịch sử mà bất kỳ giáo hội nào, quốc gia nào cũng không thể tránh khỏi, mong độc giả hoan hỉ không chấp mắc, chỉ nên đọc lịch sử Phật Giáo Úc để soi chiếu bản thân và sinh hoạt hiện tại của mình, cố gắng không đi vào vết xe đổ của lịch sử. Ðó là mục tiêu dịch phẩm này ra đời.

Chân thành cảm ơn Đạo Hữu Kerry Trembath và Swee Beng Toh, Chánh Phó Thư ký Hội Phật Giáo New South Wales đã gởi tặng tập sách tiếng Anh này. Chúng con chân thành cảm tạ Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, Tăng Giáo Trưởng GHPGVN Thống Nhất Hải Ngoại tại UÐL-TTL, người có công soạn thảo Hiến Chương và thành lập Giáo Hội PGVN Thống Nhất tại Úc Ðại Lợi vào đầu thập niên tám mươi, và là một chứng nhân của những thăng trầm PGVN tại đất nước này, đã viết lời giới thiệu thứ nhất cho tập sách. Chúng con cũng xin cảm tạ Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, đã duyệt lại bản thảo và viết lời giới thiệu thứ hai cho tập sách trong thời gian Hòa Thượng về giảng dạy tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 11 tại Victoria. Người dịch cũng xin chân thành cảm tạ bào huynh, TT Thích Tâm Phương đã tạo mọi thuận duyên cho công việc nghiên cứu dịch thuật trong một thập niên qua.

Dịch giả cũng xin ghi lại nơi đây lời tán dương công đức của Quý Phật tử gần xa đã đóng góp tịnh tài để ấn tống tập sách này.

Xin chắp tay nguyện cầu cho Chánh Pháp được trường tồn, chúng sanh được an lạc. Nguyện cầu cho Cửu Huyền Thất Tổ, Cha Mẹ nhiều đời của chúng ta sớm tái sinh về cõi giới an lành.

Melbourne, mùa Phật Đản 2636, Tây lịch 2012
Dịch giả cẩn chí
Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng




Cập nhật ngày 28 - 5 - 2012

Kinh Tiểu Bộ

Giới thiệu kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikàya)


Tu viện Quảng Đức
Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết giảng, các tiền thân Đức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Đức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Đàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Tóm lại Tiểu Bộ kinh là một hợp tuyển đa diện gồm 15 tập theo thứ tự như sau:

1) Khuddaka Pàtha (Tiểu tụng): gồm 9 kinh và kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết về Tam quy, Thập giới, Các điềm lành, Phật bảo, Lòng từ v.v. cho các đệ tử mới học đạo.

2) Dhammapada (Pháp cú): gồm 423 bài kệ do Đức Phật thuyết được sắp theo các chủ đề trong 26 phẩm, là tập kinh phổ biến nhất trong các nước theo đạo Phật Nam truyền vì tính cách cô đọng phần cốt tủy của giáo lý qua các bài kệ ngắn gọn làm nền tảng của nếp sống đạo, từ đó nhiều bộ kinh lớn được phát triển về sau.

3) Udàna (Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết): gồm 80 chuyện gợi niềm cảm hứng để Đức Phật phát biểu những vấn đề hoan hỉ có tính cách giáo dục và khích lệ hội chúng, được chia làm 8 phẩm.

4) Itivuttaka (Phật thuyết như vậy): gồm 112 kinh chia ra 4 chương theo lối văn xuôi pha lẫn thơ kệ. Tập này cũng trích dẫn những cảm hứng ngữ trang nghiêm của Đức Phật nhưng bắt đầu bằng câu "Đây là điều được Đức Thế Tôn thuyết và tôi nghe như vậy".

5) Suttanipàta (Kinh tập): gồm 71 kinh trong 5 chương viết theo thể kệ, miêu tả hoàn cảnh xã hội cổ Ấn Độ và bàn luận những lời dạy đầy tính cách triết học và đạo đức của Đức Phật, cùng lý tưởng trong nếp sống thanh tịnh của các Tỳ kheo.

6) Vimanavatthu (Chuyện Thiên cung): gồm 85 chuyện chia ra 7 chương, miêu tả mọi cảnh huy hoàng của các lâu đài Thiên giới ở đời sau dành cho những người sống theo chánh đạo và làm thiện sự ở đời này.

7) Petavatthu (Chuyện Ngạ quỷ): gồm 51 chuyện trong 4 chương miêu tả cảnh giới khổ đau của các loài quỷ do ác nghiệp của chúng tạo ra ở đời này. Cả hai tập chuyện Thiên cung và Ngạ quỷ này nhằm nói lên tương quan giữa Nghiệp và Quả, cùng khích lệ sự tu tập của giới tại gia.

8) Theragàthà (Trưởng lão Tăng kệ): gồm 1,360 bài thơ kệ do 264 vị Tỷ kheo cảm tác từ đời sống tu tập của chư vị.

9) Therigàthà (Trưởng lão Ni kệ): gồm 524 bài kệ do 73 Tỷ kheo ni cảm tác. Cả hai tập thi kệ Theragàthà và Therigàthà được đánh giá là những tác phẩm đẹp nhất trong văn học Ấn Độ vì tính cách mang nặng tình người hòa lẫn thiền vị của các đệ tử Phật. Đây là những khúc hoan ca phản ánh đời sống thanh tịnh của những người tầm cầu giải thoát giác ngộ, chân hạnh phúc.

10) Jàtaka (Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Đức Phật): gồm 547 chuyện ngắn và dài theo thể văn xuôi xen lẽ thi kệ trong 22 chương, theo thứ tự các bài kệ tăng dần từ chương một với một bài kệ cho đến chương 22, chấm dứt với tiền thân Vessantara nổi tiếng qua cả ngàn bài kệ. Các chuyện tiền thân có mục đích tạo niềm tin vào đạo pháp trong mọi tầng lớp xã hội từ vua chúa, Bà la môn cho đến các giới bình dân cùng khổ. Đối với các học giả, các chuyện tiền thân có tầm quan trọng lịch sử vì chúng được xây dựng trong khung cảnh Ấn Độ cổ đại.

11) Nidesa (Nghĩa tích): là một luận thư trình bày sự phân tích bình giải các vấn đề giáo lý của tập kinh Sutta Nipata. Sách này gồm hai phần: Đại nghĩa tích và Tiểu nghĩa tích.

12) Patisambhidàmagga (Vô ngại giải đạo): một luận thư trình bày các vấn đề phân tích giáo lý theo hình thức hỏi đáp như trong bộ A Tì Đàm. Hai tập kinh này được đánh giá là các tác phẩm tiền phong của văn học A Tì Đàm và được xem là do Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) thuyết giảng và bình luận 32 vấn đề giáo lý trong 3 phẩm.

13) Apadana (Sự nghiệp anh hùng): kể theo thể thơ kệ cuộc đời Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài. Tập kinh gồm 4 phần: cuộc đời Đức Phật Gotama (Thích Ca), 41 vị Độc giác Phật, và 559 vị Tỷ kheo và Tỷ kheo ni đã trải qua những cuộc chiến đấu anh hùng cao thượng để đạt cứu cánh giải thoát giác ngộ.

14) Buddhavamsa (Phật sử): tập kinh theo thể thơ kệ nói về sự tích 24 vị cổ Phật từ Đức Phật Dipankara (Nhiên Đăng) đến Đức Phật Kassapa (Ca Diếp) và phương cách các Đức Phật chuyển Pháp luân. Tất cả đều do Đức Phật Gotama kể lại từ khi Ngài còn là Bồ tát được Đức Phật Dipankara thọ ký cho đến khi Ngài diệt độ trong Niết bàn Vô dư y.

15) Cariyà Pitaka (Sở hạnh tạng): gồm 35 chuyện tiền thân Đức Phật được kể theo lời thỉnh cầu của Tôn giả Sariputta, với mục đích nêu rõ ý chí tầm cầu giải thoát với nỗ lực cao độ và sự hy sinh vô thượng mà Bồ tát đã thực hiện qua mười công hạnh Ba la mật (viên mãn) của Ngài.

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết giảng, các tiền thân Đức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Đức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Đàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Tóm lại Tiểu Bộ kinh là một hợp tuyển đa diện gồm 15 tập theo thứ tự như sau:

1) Khuddaka Pàtha (Tiểu tụng): gồm 9 kinh và kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết về Tam quy, Thập giới, Các điềm lành, Phật bảo, Lòng từ v.v. cho các đệ tử mới học đạo.

2) Dhammapada (Pháp cú): gồm 423 bài kệ do Đức Phật thuyết được sắp theo các chủ đề trong 26 phẩm, là tập kinh phổ biến nhất trong các nước theo đạo Phật Nam truyền vì tính cách cô đọng phần cốt tủy của giáo lý qua các bài kệ ngắn gọn làm nền tảng của nếp sống đạo, từ đó nhiều bộ kinh lớn được phát triển về sau.

3) Udàna (Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết): gồm 80 chuyện gợi niềm cảm hứng để Đức Phật phát biểu những vấn đề hoan hỉ có tính cách giáo dục và khích lệ hội chúng, được chia làm 8 phẩm.

4) Itivuttaka (Phật thuyết như vậy): gồm 112 kinh chia ra 4 chương theo lối văn xuôi pha lẫn thơ kệ. Tập này cũng trích dẫn những cảm hứng ngữ trang nghiêm của Đức Phật nhưng bắt đầu bằng câu "Đây là điều được Đức Thế Tôn thuyết và tôi nghe như vậy".

5) Suttanipàta (Kinh tập): gồm 71 kinh trong 5 chương viết theo thể kệ, miêu tả hoàn cảnh xã hội cổ Ấn Độ và bàn luận những lời dạy đầy tính cách triết học và đạo đức của Đức Phật, cùng lý tưởng trong nếp sống thanh tịnh của các Tỳ kheo.

6) Vimanavatthu (Chuyện Thiên cung): gồm 85 chuyện chia ra 7 chương, miêu tả mọi cảnh huy hoàng của các lâu đài Thiên giới ở đời sau dành cho những người sống theo chánh đạo và làm thiện sự ở đời này.

7) Petavatthu (Chuyện Ngạ quỷ): gồm 51 chuyện trong 4 chương miêu tả cảnh giới khổ đau của các loài quỷ do ác nghiệp của chúng tạo ra ở đời này. Cả hai tập chuyện Thiên cung và Ngạ quỷ này nhằm nói lên tương quan giữa Nghiệp và Quả, cùng khích lệ sự tu tập của giới tại gia.

8) Theragàthà (Trưởng lão Tăng kệ): gồm 1,360 bài thơ kệ do 264 vị Tỷ kheo cảm tác từ đời sống tu tập của chư vị.

9) Therigàthà (Trưởng lão Ni kệ): gồm 524 bài kệ do 73 Tỷ kheo ni cảm tác. Cả hai tập thi kệ Theragàthà và Therigàthà được đánh giá là những tác phẩm đẹp nhất trong văn học Ấn Độ vì tính cách mang nặng tình người hòa lẫn thiền vị của các đệ tử Phật. Đây là những khúc hoan ca phản ánh đời sống thanh tịnh của những người tầm cầu giải thoát giác ngộ, chân hạnh phúc.

10) Jàtaka (Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Đức Phật): gồm 547 chuyện ngắn và dài theo thể văn xuôi xen lẽ thi kệ trong 22 chương, theo thứ tự các bài kệ tăng dần từ chương một với một bài kệ cho đến chương 22, chấm dứt với tiền thân Vessantara nổi tiếng qua cả ngàn bài kệ. Các chuyện tiền thân có mục đích tạo niềm tin vào đạo pháp trong mọi tầng lớp xã hội từ vua chúa, Bà la môn cho đến các giới bình dân cùng khổ. Đối với các học giả, các chuyện tiền thân có tầm quan trọng lịch sử vì chúng được xây dựng trong khung cảnh Ấn Độ cổ đại.

11) Nidesa (Nghĩa tích): là một luận thư trình bày sự phân tích bình giải các vấn đề giáo lý của tập kinh Sutta Nipata. Sách này gồm hai phần: Đại nghĩa tích và Tiểu nghĩa tích.

12) Patisambhidàmagga (Vô ngại giải đạo): một luận thư trình bày các vấn đề phân tích giáo lý theo hình thức hỏi đáp như trong bộ A Tì Đàm. Hai tập kinh này được đánh giá là các tác phẩm tiền phong của văn học A Tì Đàm và được xem là do Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) thuyết giảng và bình luận 32 vấn đề giáo lý trong 3 phẩm.

13) Apadana (Sự nghiệp anh hùng): kể theo thể thơ kệ cuộc đời Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài. Tập kinh gồm 4 phần: cuộc đời Đức Phật Gotama (Thích Ca), 41 vị Độc giác Phật, và 559 vị Tỷ kheo và Tỷ kheo ni đã trải qua những cuộc chiến đấu anh hùng cao thượng để đạt cứu cánh giải thoát giác ngộ.

14) Buddhavamsa (Phật sử): tập kinh theo thể thơ kệ nói về sự tích 24 vị cổ Phật từ Đức Phật Dipankara (Nhiên Đăng) đến Đức Phật Kassapa (Ca Diếp) và phương cách các Đức Phật chuyển Pháp luân. Tất cả đều do Đức Phật Gotama kể lại từ khi Ngài còn là Bồ tát được Đức Phật Dipankara thọ ký cho đến khi Ngài diệt độ trong Niết bàn Vô dư y.

15) Cariyà Pitaka (Sở hạnh tạng): gồm 35 chuyện tiền thân Đức Phật được kể theo lời thỉnh cầu của Tôn giả Sariputta, với mục đích nêu rõ ý chí tầm cầu giải thoát với nỗ lực cao độ và sự hy sinh vô thượng mà Bồ tát đã thực hiện qua mười công hạnh Ba la mật (viên mãn) của Ngài.



Cập nhật ngày 31 - 5 - 2012

Xem các mục khác

Các Bài Viết Khác: