4. KINH
Phật giáo phát xuất từ Ấn Ðộ, về sau được truyền bá sang nhiều nước quanh khu vực qua hai ngả: Nam, Bắc. Các cụm từ: Phật giáo Nam phương, Phật giáo Nam truyền, Phật giáo Bắc phương, Phật giáo Bắc truyền đã được hình thành và tồn tại dựa trên yếu tố địa lý của sự truyền bá ấy. Kinh điển theo hệ Nam truyền được ghi chép bằng tiếng Pàli. Kinh điển theo hệ Bắc truyền được ghi chép bằng tiếng Phạn. Từ chữ Phạn, kinh điển Phật giáo lần lượt được phiên dịch sang chữ Hán và chữ Tây Tạng, hình thành và hoàn thành Ðại tạng kinh chữ Hán (Hán tạng), Ðại tạng kinh chữ Tây Tạng (Tạng tạng) là 2 Ðại tạng kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền.
Kính mời kích chọn để tìm hiểu chi tiết hơn về sự phân chia hệ thống kinh điển
Để tìm hiểu thêm kiến thức về Kinh Luận, mời quý vị ghé thăm chuyên mục
.
.
Dưới đây là hệ thống kinh tạng kèm theo kinh văn
Để đọc kinh văn, mời kích chọn tên kinh
Trường Bộ Kinh
là tập hợp các bài kinh dài, gồm 34 bài kinh
Hai quyển phổ thông nhất:
2. Kinh Đại Quán Niệm (Maha Satipattana Sutta).
.
Trung Bộ Kinh
gồm có 152 bài kinh sắp xếp trong 15 phẩm, theo từng chủ đề
.
Tương Ưng Bộ Kinh
gồm 2,889 bài kinh ngắn, chia làm 5 chương và 56 phẩm
.
Tăng Chi Bộ Kinh
bộ kinh được chia làm 11 chương, gồm 2,308 bài kinh
.
Tiểu Bộ Kinh:
Tập hợp gồm 15 tiểu bộ sách nhỏ:
1. Tiểu Tụng, Khuddaka Patha
2. Pháp Cú, Dhammapada
3. Phật Tự Thuyết, Udana
4. Như Thị Ngữ (Phật Thuyết Như Vậy), Itivuttaka
5. Kinh Tập, Sutta Nipata
6. Thiên Cung Sự, Vimana Vatthu
7. Ngạ Quỷ Sự, Peta Vatthu
8. Trưởng Lão Tăng Kệ, Theragatha
9. Trưởng Lão Ni Kệ, Therigatha
10. Bổn Sanh, Jataka
11. Nghĩa Thích, Niddesa
12. Vô Ngại Giải Đạo, Patisambhidamagga
13. Thí Dụ, Apadana
14. Phật Sử, Buddhavamsa
15. Sở Hạnh Tạng, Cariya Pitaka
.
.
.
.
A Hàm bộ (gồm 2 tập 1 & 2)
2. Kinh Trung A-Hàm: số 26, gồm 60 quyển với 222 kinh
3. Kinh Tạp A-Hàm: số 99, gồm 50 quyển với 1.362 kinh ngắn
với 471 kinh và phẩm Tự do
Bản Duyên bộ (2 tập)
Bộ này gồm 2 tập 3 & 4
Một số kinh được dịch ra tiếng Việt và ấn hành:
- Kinh Pháp Cú Thí Dụ, số 211, 4 quyển.
Bát Nhã bộ (4 tập)
Bộ này gồm 4 tập (từ tập 5 – tập 8 ).
- Pháp sư Huyền Tráng dịch số 220, 600 quyển, chiếm hết 3 tập 5, 6, 7 với hơn 3.000 trang Hán tạng.
- Các bản dịch trước Pháp sư Huyền Tráng gồm:
a. Hội thứ 2: gồm 78 quyển, từ quyển 401-478. Thuộc về hội này:
+ Kinh Phóng Quang Bát Nhã, 20 quyển, số 221, tập 8.
+ Kinh Quang Tán Bát Nhã, 10 quyển, số 222, tập 8.
b. Hội thứ 4: gồm 18 quyển (từ quyển 538-555). Thuộc về hội này:
+ Kinh Ðạo Hành Bát Nhã, 10 quyển, số 224, tập 8.
+ Kinh Ðại Minh Ðộ, 6 quyển, số 225, tập 8.
+ Kinh Ma ha Bát Nhã Sao, 5 quyển, số 226, tập 8.
+ Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã, 10 quyển, số 227, tập 8.
c. Hội thứ 9: gồm 1 quyển (quyển 577) mang tên là “Năng Ðoạn Kim Cương Phần”, tức là kinh Kim Cương.
+ Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, số 235, tập 8.
+ Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển,số 236, tập 8.
+ Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, số 237, tập 8.
+ Kinh Kim Cương Năng Ðoạn Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, số 238, tập 8.
+ Kinh Phật thuyết Năng Ðoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Ða, 1 quyển, số 239, tập 8.
2.Tập 8 tập còn lại của hệ Bát nhã
3. Một số kinh thuộc Bát Nhã bộ đã được dịch ra tiếng Việt như:
- Kinh Ma ha Bát Nhã Ba La Mật, số 223, 27 quyển.
Pháp Hoa bộ (1 tập) (chưa đầy 1 tập)
- Bộ này chưa đầy 1 tập (tập 9) tập hợp, giới thiệu kinh Pháp Hoa và những kinh thuộc hệ Pháp Hoa.
- Kinh Pháp Hoa: Hiện có 3 bản Hán dịch kinh Pháp Hoa
+ Kinh Chánh Pháp Hoa, số 263, 10 quyển, 27 phẩm
+ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, số 262, 7 quyển, 28 phẩm
+ Kinh Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa: số 264, 7 quyển, 27 phẩm,
Hoa Nghiêm bộ (1 tập) (nhiều hơn 1 tập)
- Giới thiệu kinh Hoa Nghiêm và các kinh ngắn, vừa thuộc hệ Hoa Nghiêm.
- Kinh Hoa Nghiêm: gọi đủ là kinh Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (Buddha àvatamà sakamahàvaipulya-sùtra), hiện có 3 bản Hán dịch:
+ Lục Thập Hoa Nghiêm: số 278 (tập 9), gồm 7 xứ (nơi chốn thuyết giảng), 8 hội, 34 phẩm, 60 quyển,
+ Bát Thập Hoa Nghiêm: số 279 (tập 10), gồm 7 xứ, 9 hội, 39 phẩm, 80 quyển
+ Tứ Thập Hoa Nghiêm: số 293, gồm 40 quyển,
Bảo Tích bộ (1 tập) (nhiều hơn 1 tập)
Tập hợp, giới thiệu kinh Ðại Bảo Tích và các kinh thuộc hệ Bảo Tích.
1. Kinh Ðại Bảo Tích: Kinh Ðại Bảo Tích (Màhà ratna kùta-sùtra) số 310 gồm 120 quyển, 49 hội.
2. Mảng kinh thuộc hệ Bảo Tích mang số hiệu từ số 311 đến số 373
Đáng chú ý là các kinh:
- Phật Thuyết Vô Lượng Thọ kinh, 2 quyển,
- Phật Thuyết Ðại A Di Ðà kinh, 2 quyển,
- Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ kinh, 1 quyển,
- Phật Thuyết A Di Ðà kinh, 1 quyển.
Niết Bàn bộ (1 tập) (chưa đầy 1 tập)
Bộ này gồm các kinh từ số 374 đến 396, tập 12, nội dung là giới thiệu kinh Ðại Bát Niết Bàn và các kinh ngắn, vừa, thuộc hệ Niết Bàn.
1. Kinh Ðại Bát Niết Bàn
a. Bắc bản Ðại Bát Niết Bàn kinh: số 374 gồm 40 quyển, 13 phẩm
b. Nam bản Ðại Bát Niết Bàn kinh: số 375, gồm 36 quyển, 25 phẩm
2. Phần còn lại của Niết Bàn bộ gồm các kinh từ số 376 đến số 396, với những kinh tiêu biểu như kinh:
- Phật Thuyết Phương Ðẳng Bát Nê Hoàn kinh, số 378, 2 quyển.
- Ðẳng Tập Chúng Ðức Tam Muội kinh, số 381, 3 quyển.
- Bát Nê Hoàn Hậu Quán Lạp kinh, số 391, 1 quyển.
- Kinh Bồ tát Ðâu Thuật Thiên Giáng Thần, số 384, 7 quyển.
- Trung Ấm kinh, số 385, 2 quyển.
- Kinh Tập Nhất Thiết Phước Ðức Tam Muội, số 382, 3 quyển.
- Kinh Phật Thùy Bát Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới, số 389, 1 quyển (tức kinh Di Giáo).
- Kinh Phật Thuyết Ðại Bát Nê Hoàn, số 376.
- Kinh Ðại Bát Niết Bàn Hậu Phần, số 377, 2 quyển.
- Kinh Phật Lâm Niết Bàn Ký Pháp Trú, số 390, 1 quyển.
Ðại Tập bộ (1 tập)
Bộ này tập hợp giới thiệu kinh Ðại Tập và những kinh ngắn, vừa thuộc hệ Ðại Tập
1. Kinh Ðại Tập: Gọi đủ là Ðại Phương Quảng Ðại Tập kinh (Mahàsamnipàta – Sùtra), số 397, 17 phẩm, 60 quyển.
2. Phần còn lại của bộ Ðại Tập gồm các kinh ngắn, vừa mang số hiệu từ số 398 đến 424.
- Kinh Ðại Thừa Ðại Tập Ðịa Tạng Thập Luân, 10 quyển.
- Kinh Ðịa Tạng Bồ tát Bản Nguyện, 2 quyển.
Ðó là hai kinh thuyết minh về hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Ðịa Tạng.
Kinh Tập bộ (4 tập)
Bộ này, về số lượng chiếm đến 4 tập của ÐTKÐCTT (tập 14-17) tập hợp giới thiệu toàn bộ các kinh còn lại không thể sắp vào 8 bộ trước (các kinh mang số hiệu từ số 425 đến 847).
1. Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ (Saddharma-smràty-upasthàma-sùtra) gồm 7 phẩm, 70 quyển.
2. Mảng kinh nói về Thiền, Quán, Tam muội và các vấn đề liên hệ.
3. Một số kinh trong Kinh Tập bộ với nội dung hàm chứa những giá trị tiêu biểu, thiết thực nên đã được lần lượt dịch ra tiếng Việt như:
a. Kinh Dược Sư: Kinh này hiện có 3 bản Hán dịch:
- Phật Thuyết Dược Sư Như Lai Bản Nguyện kinh, số 449 tập 1 quyển.
- Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện Công Ðức kinh”: 1 quyển, số 450, T 14.
- Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bản Nguyện Công Ðức kinh” 1 quyển, số 451, T14.
b. Kinh Di Lặc Hạ Sinh: Cũng có 3 bản Hán dịch:
- Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sinh kinh, 1 quyển, số 453, tập 14.
- Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sinh Thành Phật kinh 1 quyển, No.454, tập 14.
- Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sinh Thành Phật kinh số 455, tập 14.
c. Kinh Duy Ma: Kinh này hiện cũng có 3 bản Hán dịch:
- Phật Thuyết Duy Ma Cật kinh, số 474, 2 quyển, tập 14.
- Duy Ma Cật Sở Thuyết kinh, số 475, 3 quyển, tập 14.
- Thuyết Vô Cấu Xưng kinh, số 476, 6 quyển, tập 14.
d. Kinh Thập Thiện: gọi đủ là kinh Thập Thiện Nghiệp Ðạo, số 600, 1 quyển, tập 15.
đ. Kinh Kim Quang Minh: Hiện có 3 bản Hán dịch:
- Kim Quang Minh kinh, số 663, 4 quyển, tập 16.
- Hợp Bộ Kim Quang Minh kinh, 8 quyển, số 664, tập 16.
- Kim Quang Minh Tối Thắng Vương kinh, 10 quyển, số 665, tập 16 [110]
e. Kinh Thắng Man: Kinh này có 2 bản Hán dịch:
- Kinh Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Ðại Phương Tiện Phương Quảng, số 353, 1 quyển (ÐTK/tập 12).
- Thắng Man Phu Nhân hội, 1 quyển (quyển 119) (ÐTK/tập 11).
g. Kinh Lăng Già: Cũng hiện có 3 bản Hán dịch:
- Lăng Già A Bạt Ða La Bảo kinh, 4 quyển, số 670, tập 16.
- Thập Lăng Già kinh, 10 quyển, số 671, tập 16.
- Ðại Thừa Nhập Lăng Già kinh, 7 quyển, số 672, tập 16.
h. Kinh Giải Thâm Mật: Hiện có 4 bản Hán dịch:
- Thâm Mật Giải Thoát kinh, 5 quyển, 10 phẩm, số 675, tập 16.
- Giải Thâm Mật kinh, 5 quyển, 8 phẩm, số 676, tập 16.
- Phật Thuyết Giải Tiết kinh, 1 quyển, số 677, tập 16.
- Tương Tục Giải Thoát Liễu Nghĩa kinh, 2 quyển, số 678, số 679, tập 16.
i. Kinh Vu Lan: Gọi đủ là kinh Phật Thuyết Vu Lan Bồn, 1 quyển, số 685, tập 16. Kinh Vu Lan còn một bản Hán dịch nữa mang tên: “Phật Thuyết Báo Ân Phụng Bồn kinh”, 1 quyển, số 686, tập 16.
j. Kinh Bát Ðại Nhân Giác: 1 quyển, số 779, tập 17.
k. Kinh Tứ Thập Nhị Chương: 1 quyển, số 784, tập 17.
l. Kinh Hiền Nhân: Phật Thuyết Bột Kinh Sao, số 790, 1 quyển, tập 17.
m. Kinh Viên Giác: Gọi đủ là “Ðại Phương Quảng Viên Giác Tu Ða La Liễu Nghĩa kinh”, số 842, 1 quyển, tập 17.
n. Ngoài ra, kinh Thủ Lăng Nghiêm (gọi đủ là: Ðại Phật Ðảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm kinh), 10 quyển, ÐTKÐCTT đã xếp vào phần Mật giáo bộ, số 945, tập 19.
Mật Giáo bộ (4 tập)
Những kinh điển làm nền tảng cho Mật giáo là :
1. Kinh Ðại Nhật: Gọi đủ là “Ðại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì kinh”, 7 quyển, 36 phẩm, số 848, tập 18, trang 1A-55A.
2. Kinh Kim Cương Ðỉnh: Kinh này có 3 bản Hán dịch:
a. Kim Cương Ðỉnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Ðại Thừa Hiện Chứng Ðại Giáo Vương kinh, 3 quyển, số 865, tập 18, trang 207A-223B.
b. Kim Cương Ðỉnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng kinh, 4 quyển, số 866, tập 18, trang 223B-253C.
c. Phật Thuyết Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Ðại Thừa Hiện Chứng Tam Muội Ðại Giáo Vương kinh, 30 quyển, số 882, tập 18, trang 341A-445B.
————————————————————————————
Sự phân chia hệ thống kinh điển trên đây dựa vào tham khảo các bài viết sau đây
1. Tác giả Đào nguyên, “Giới thiệu tổng quát hệ thống kinh điển Hán tạng”; “Giới thiệu tổng quát hệ thống tam tạng Kinh điển Phật giáo’. Trích Phật học căn bản.
2. Từ điển Phật học Việt – Anh. Trang nhà Thư viện Hoa sen.
No comments:
Post a Comment