GIỚI LUẬT BỒ TÁT
Monday, September 28, 2009 6:08:48 AM
,CÓ RẤT NHIỀU
người xuất gia học Phật Pháp mà hầu như không cần giữ giới luật theo Luật Tạng. Nếu có ai ngạc nhiên hỏi thì họ sẽ giải thích rằng:
,-Bồ Tát không cần giữ giới luật!
,Họ nói vậy, một phần là để ngụy biện, bào chữa; nhưng căn bản là vì họ không thật sự hiểu biết về Bồ Tát và Giới Luật.
,Họ đã căn cứ vào một câu trong số tạp thuyết, là:
,-Bồ Tát không chấp giới luật.
,Đó là một chi phần của các loại tạp pháp:
"không chấp pháp"
phổ biến trong giáo lý Đại Thừa, quá dư và dễ dãi.
,Thật ra, trừ những vị đã chứng Đạo; mọi việc cần làm đã làm xong, là không còn tưởng niệm về giới luật. Với vị ấy, giới luật đã thành tựu và duy trì một cách tự nhiên. Còn lại, dù là vị Bồ Tát, khi chưa chứng Đạo, thì vẫn phải thường tưởng niệm và giữ gìn giới luật.
,Người có giữ giới luật mà không chấp, không ỷ lại, không khen mình chê người; đó chính là người "không chấp giới luật"; chứ không có nghĩa là không cần nghĩ tới giới luật, không cần giữ gìn hoặc phá hoại, vi phạm giới luật; với chủ ý đầy sai lạc.
.......
...PHẢI THỪA NHẬN
rằng: Giới Luật khó giữ được, đặc biệt đối với loại
GIỚI TỲ KHƯUcủa người xuất gia.
,Dù vậy, khi vi phạm giới luật, người ta cần biết là mình đã phạm giới luật. Càng đáng quý nếu như từ đó họ cảm thấy xấu hổ, cảm thấy sợ hãi. Nhờ vậy, trong tương lai, các người kia có cơ hội đạt được sự thanh tịnh về giới điều ấy; vì họ sẽ khởi tâm muốn giữ gìn để không còn vi phạm giới điều trên.
,Nhưng, nếu cho rằng Bồ Tát không cần giữ giới luật; thì những người tự cho là mình đã, đang tu hành theo Bồ Tát Hạnh; họ sẽ không nghĩ mình vi phạm giới luật, không cảm thấy xấu hổ hay sợ hãi khi vi phạm giới luật.
,Lâu sau, các người kia sẽ không còn nhớ, không còn biết về giới luật ấy; và họ hoàn toàn không có cơ hội nào để đạt được sự thanh tịnh về giới điều đã phạm.
,Giới mất, Giáo Pháp diệt.
,Thời nay, nhiều người thường quen nói đến cái từ "Mạt Pháp", là do sự góp phần đắc lực của những loại "Bồ Tát" kể trên.
,Như vậy, nếu so về Giới Luật, thì các "Bồ Tát" cư sĩ đang sống trong gia đình; dù đã quá ngộ nhận (hiểu lầm), họ vẫn thanh tịnh về Giới Luật hơn nhiều, so với các "Bồ Tát" mang hình tướng người tu sĩ "đầu tròn, áo vuông". Bởi vì, người cư sĩ tại gia ít giới điều hơn.
(Phần Bổ Sung)
GIÁO PHÁP
với Người PHẬT TỬ.
,Lưu Ý:
(1)
,Giới Luật được nói ở đây, như là Giới Luật Tỳ Khưu, Giới Luật Sa Di, 5 Giới, 8 Giới của người Cư Sĩ...
(2)
,Các giới luật "Bồ Tát" mà xưa nay tín đồ các giáo phái được truyền thọ, là do Đại Thừa tự chế đặt ra; chứ Đức Phật không có thuyết dạy, nên không có trong Tam Tạng Giáo Điển.
,Cũng vậy, Phạm Võng-Bồ Tát Giới Kinh là do Đại Thừa tự sáng chế thêm; chứ không phải đúng là
KINH PHẠM VÕNGcủa Đức Phật thuyết.
(3)
,Cần phải hiểu biết rằng:
,-Đức Phật không chế định một bộ Giới Luật nào dành riêng cho Bồ Tát cả.
,Nếu là cư sĩ tại gia, vị Bồ Tát sẽ giữ 5 điều Giới, 8 điều Giới của người cư sĩ.
,Nếu là người xuất gia, vị Bồ Tát sẽ giữ các giới luật Sa Di, hoặc giới luật Tỳ Khưu; tùy theo cương vị của một người xuất gia-Sa Môn.
,Như vậy, không có cái gọi là "Giới Luật Bồ Tát", chỉ có "Hạnh Bồ Tát". Đó, chính là
THẬP ĐỘ(Ba La Mật)
,Vị Bồ Tát vẫn giữ các giới luật như mọi người, nhưng Ngài thực hành bằng cấp độ của một vị Bồ Tát.
,Nghĩa là:
,-Bất kỳ giữ Giới Luật nào, hoặc thực hành bất cứ hạnh nguyện gì; thì vị Bồ Tát đều vì mục đích đạt đến sự đầy đủ, viên mãn về Bồ Tát Hạnh; thành tựu Ba La Mật, tức là Ngài nhắm "đến bờ kia", là sự Giác Ngộ hoàn toàn; tức là quả vị Phật, là vì Ngài muốn thành Phật.
,Đó, gọi là công hạnh của một vị Bồ Tát.
,Trong hằng hà sa số chúng sinh, qua vô lượng số kiếp, chỉ có thể có một vị làm nỗi việc đó mà thôi; chứ không phải dễ dàng như rất nhiều loại "Bồ Tát" dối trá, giả danh hiện đang sống trong đời!
TRANG PHẬT TỬ
Các Bài đăng Liên Quan:
1. BỒ TÁT HẠNH.
2. BỎ LÀ CHẾT!.
3. Pháp Môn
"KHÔNG CHẤP PHÁP".
4. ĐỘ NGƯỜI Hay NGƯỜI ĐỘ?.
.......
Comments
Huỳnh Minh Trungtrunghm2000 # Wednesday, December 29, 2010 4:04:32 AM
----------------------------
Xin Lưu Ý:
Có rất nhiều bạn đọc vào bài Post trên khi đang tìm kiếm qua các mạng với nội dung:
-Giới Luật của Cư Sĩ-Phật Tử.
-Giới Luật Sa Di.
Mời các bạn đọc vào bài:
GIÁO PHÁP với Người PHẬT TỬ.
TRANGPHATTU.
http://files.myopera.com/Trangphattu/operamini/Tr.PHẬT TỬ.jpg -
TRANG PHẬT TỬTrangphattu # Friday, March 25, 2011 2:59:40 PM
Phần Bổ Sung
liên quan đến bài Post trên.
Có bạn đọc tìm kiếm qua mạng về nội dung:
-Những điều (đặc điểm) căn bản của Bồ Tát.
Lời giải thích:
Đặc điểm căn bản của một vị Bồ Tát, là
Vị ấy luôn có Giới Hạnh và Trí Tuệ thắng xa tất cả mọi người, mọi loài; dù vị ấy mang thân tướng nào, với bất kỳ một kiếp sống nào; dù là kiếp quá khứ, hiện tại hay tương lai.
Có những kiếp, vị Bồ Tát có cả Thần Thông; hoặc có khả năng thành tựu phi phàm, nhờ vào Công Đức giữ Giới từ vô lượng kiếp trước đó của Ngài.
Lại có bạn đặt câu hỏi qua Yahoo Messenger:
-Cô cho con hỏi
"Giữ Pháp Giới" là gì vậy?
Lời Hồi Đáp:
Trong Đạo Phật, người ta thường nói câu hay cụm từ thuận văn, thuận nghĩa hơn, là:
-Giữ Giới-Pháp.
Những gì thuộc về Giới, như:
Giới điều, Giới vức, Giới vực, Giới hạn;
mà Đức Phật đã tùy duyên chế định cho hàng Đệ Tử của Ngài, gọi là Giới; cũng gọi là những Pháp thuộc về Giới, hay còn gọi là
Giới-Pháp.
Trong đó, Pháp có nghĩa là Phương Pháp, hay Pháp Môn (Tu).
Còn Đệ Tử của Ngài thì có 2 hạng:
-Xuất Gia-Tu Sĩ
và
-Tại Gia-Cư Sĩ.
Cư Sĩ tại gia thường giữ 5 Giới và 8 Giới Bát Quan Trai.
Tu Sĩ xuất gia thì tùy vào thứ bậc mà giữ các Giới điều tương ứng với mình.
Sa Di thì có 10 điều Giới.
Tỳ Khưu-Tăng thì có 227 điều Giới.
Còn nếu như nói ngược lại bằng cụm từ:
-Giữ Pháp Giới
thì dễ lầm lẫn và rất dễ sai.
Bởi vì, tất cả những gì mà bạn có thể đặt tên, đều có thể được gọi là
-Pháp Giới!
Và trong cái Pháp Giới mênh mông vô cùng tận, tùy duyên sanh diệt ấy, thì không một ai có thể giữ nỗi. Hơn nữa, có nhiều thứ bại hoại chẳng đáng để gìn giữ nó một chút nào!
Thân mến!
Câu hỏi của bạn rất hay và thật là lợi ích nếu nhiều người cùng hiểu biết.
TRANGPHATTU.
liên quan đến bài Post trên.
Có bạn đọc tìm kiếm qua mạng về nội dung:
-Những điều (đặc điểm) căn bản của Bồ Tát.
Lời giải thích:
Đặc điểm căn bản của một vị Bồ Tát, là
Vị ấy luôn có Giới Hạnh và Trí Tuệ thắng xa tất cả mọi người, mọi loài; dù vị ấy mang thân tướng nào, với bất kỳ một kiếp sống nào; dù là kiếp quá khứ, hiện tại hay tương lai.
Có những kiếp, vị Bồ Tát có cả Thần Thông; hoặc có khả năng thành tựu phi phàm, nhờ vào Công Đức giữ Giới từ vô lượng kiếp trước đó của Ngài.
Lại có bạn đặt câu hỏi qua Yahoo Messenger:
-Cô cho con hỏi
"Giữ Pháp Giới" là gì vậy?
Lời Hồi Đáp:
Trong Đạo Phật, người ta thường nói câu hay cụm từ thuận văn, thuận nghĩa hơn, là:
-Giữ Giới-Pháp.
Những gì thuộc về Giới, như:
Giới điều, Giới vức, Giới vực, Giới hạn;
mà Đức Phật đã tùy duyên chế định cho hàng Đệ Tử của Ngài, gọi là Giới; cũng gọi là những Pháp thuộc về Giới, hay còn gọi là
Giới-Pháp.
Trong đó, Pháp có nghĩa là Phương Pháp, hay Pháp Môn (Tu).
Còn Đệ Tử của Ngài thì có 2 hạng:
-Xuất Gia-Tu Sĩ
và
-Tại Gia-Cư Sĩ.
Cư Sĩ tại gia thường giữ 5 Giới và 8 Giới Bát Quan Trai.
Tu Sĩ xuất gia thì tùy vào thứ bậc mà giữ các Giới điều tương ứng với mình.
Sa Di thì có 10 điều Giới.
Tỳ Khưu-Tăng thì có 227 điều Giới.
Còn nếu như nói ngược lại bằng cụm từ:
-Giữ Pháp Giới
thì dễ lầm lẫn và rất dễ sai.
Bởi vì, tất cả những gì mà bạn có thể đặt tên, đều có thể được gọi là
-Pháp Giới!
Và trong cái Pháp Giới mênh mông vô cùng tận, tùy duyên sanh diệt ấy, thì không một ai có thể giữ nỗi. Hơn nữa, có nhiều thứ bại hoại chẳng đáng để gìn giữ nó một chút nào!
Thân mến!
Câu hỏi của bạn rất hay và thật là lợi ích nếu nhiều người cùng hiểu biết.
TRANGPHATTU.
nguyen khac tiepnguyenkhactieplc # Friday, March 9, 2012 7:54:23 AM
theo ngu ý của tôi chuyện mà con người ta sinh vào đời nay được học giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà lại nói là thọ giới bồ tát đê mà thành Phật giáo hóa chúng sinh là điều không tưởng vì :
được cho là Phật vì Phật là người tìm ra giáo pháp đầu tiên của nhân loại....và đã Nhập Niết bàn
...cho nên hiện giờ chỉ duy nhất có 1 vị Bồ tát đang tồn tại... đó chính là Bồ Tát Di Lặc....sẽ xuống trần khi thời kì giáo pháp của đức Thích Ca Mâu Ni biến mất......cho nên những đệ tử xưa của đức Phật cùng chứng niết bàn có tam minh lục thông nhưng cũng chỉ là đệ tử ALa Hán( vì học giáo pháp của Phật) chứ các ngài đâu có nói tôi đã chứng niết bàn tôi là Phật.... điều này thật nực cười .....huống là thời kỳ này vẫn là khoảng giữa của giáo pháp....
thật buồn thay cho chánh pháp.... Pg suy đồi và biến thái chính vì những tội đồ muốn sáng tạo giáo pháp này....
được cho là Phật vì Phật là người tìm ra giáo pháp đầu tiên của nhân loại....và đã Nhập Niết bàn
...cho nên hiện giờ chỉ duy nhất có 1 vị Bồ tát đang tồn tại... đó chính là Bồ Tát Di Lặc....sẽ xuống trần khi thời kì giáo pháp của đức Thích Ca Mâu Ni biến mất......cho nên những đệ tử xưa của đức Phật cùng chứng niết bàn có tam minh lục thông nhưng cũng chỉ là đệ tử ALa Hán( vì học giáo pháp của Phật) chứ các ngài đâu có nói tôi đã chứng niết bàn tôi là Phật.... điều này thật nực cười .....huống là thời kỳ này vẫn là khoảng giữa của giáo pháp....
thật buồn thay cho chánh pháp.... Pg suy đồi và biến thái chính vì những tội đồ muốn sáng tạo giáo pháp này....
TRANG PHẬT TỬTrangphattu # Friday, March 9, 2012 9:44:11 PM
LỜI HỒI ÂM
gởi bạn.
Hạnh phúc thay khi có các bạn ghé thăm TRANG, đọc bài viết, tin hiểu, chấp nhận và đã viết lên lời đồng cảm nhận.
Đúng như bạn nói, thì
Phật Giáo suy đồi và biến thái chính vì những tội đồ muốn sáng tạo giáo pháp này.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).
gởi bạn.
Hạnh phúc thay khi có các bạn ghé thăm TRANG, đọc bài viết, tin hiểu, chấp nhận và đã viết lên lời đồng cảm nhận.
Đúng như bạn nói, thì
Phật Giáo suy đồi và biến thái chính vì những tội đồ muốn sáng tạo giáo pháp này.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).
Lành thay! Lành thay!
ReplyDelete