Friday 28 September 2012




TÌM HIỂU SỰ TÍCH

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI





LTS : Đức Phật Thích Ca đã ra đời cách đây trên 2600 năm, có rất nhiều tài liệu, sách báo đăng tải để sưu tầm nghiên cứu và gần đây trên internet nêu lên đề tài này vô cùng phong phú, nay vừa nhận được bài viết TÌM HIỂU SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA của
Tiểu Đệ, xin giới thiệu thêm để quý độc giả khắp nơi nhàn lãm hay tham khảo khi cần, bởi vì, mỗi người có cái nhìn phiếm diện khác nhau, cần bổ khuyết cho hoàn hảo hơn.

Trân trọng cảm ơn tác giả Tiểu Đệ đã bỏ nhiều thời giờ để viết bài biên khảo công phu rất dài và giá trị đến quý bà con Phật Tử bốn phương.



Căn cứ theo sách xưa Đại Đường Tây Quốc Ký của ngài Huyền Trang : Vua Tịnh Phạn (Suddhodana), đã trị vì vương quốc nhỏ của bộ tộc Sakya (Thích Ca), phía Bắc Ấn Ðộ có chu vi khoảng chừng 4.000 lý (1.880 km2) có vợ là Bà hoàng hậu Maha Maya (Mahamaya), trong lúc ngủ đã nằm mơ thấy một luồng ánh sáng của một con voi quý màu trắng (bạch tượng) có sáu chiếc ngà (*) bay đến nhập vào thân thể bà, làm bà thụ thai với một niềm hoan hỷ tràn đầy.

(*) Voi trắng có 6 ngà được biện giải như sau : Bởi vì, Voi trắng có 6 ngà rất quý hiếm khó tìm, (vì thông thường Voi chỉ có 2 Ngà và rất ít thấy Voi màu trắng), nó có sức mạnh rất hùng dũng lúc nào cũng đi tới. Sáu ngà biểu tượng Bồ Tát với hạnh nguyện cứu nhân độ thế, bởi Lục Độ Ba La Mật là : Bố thí, Trì giới, Nhẩn nhục, Tinh tấn, Thiền định Trí tuệ.

Cách đây 2.633 vào năm 624 trước công nguyên, khi Bà hoàng hậu sắp đến ngày sanh, có xin phép nhà vua trở về quê nhà để sanh theo đúng cổ tục của Ấn Độ, đàn bà có chồng lúc sanh nở phải trở về nhà cha mẹ, khi đi đến khu Vườn Ngự Uyển Lâm Tỳ-Ni (Lumbini), cách thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu) khoảng 15 km, của vua Thiện Giác, thuộc nuớc Ấn Độ, nay là xứ Ruminidhehi, thuộc quản hạt Aouth, phía Tây Nam thuộc xứ Népal, Bà cho đoàn xa giá ngừng lại để nghỉ ngơi, Bà nhìn thấy một đóa hoa Vô Ưu màu trắng tuyệt đẹp nở ra duy nhất sau cả ngàn năm cây cổ thụ đã tồn tại ở công viên này (theo người địa phương kể lại), rồi đưa tay trái ra để định hái hoa này làm động bào thai, từ đó trong nách trái Bà hạ sanh ra thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha), lúc mặt trời vừa mọc, nhằm đúng ngày có đêm trăng tròn tháng hai (Vesak) của Ấn Độ, Theo lịch Ấn Độ, tháng Vesak tương đương với tháng 4 âm lịch Trung Hoa


Do vậy, ngày sanh của thái tử Tất Đạt Đa tức Đức Phật Thích Ca sau này phải là ngày 15 (rằm) trăng tròn tháng 04 âm lịch từ năm 624 trước công nguyên và được biết Ngài nhập niềt bàn vào rằm tháng 2 năm 544 trước công nguyên, cho nên Phật Lịch năm 2009 sẽ là 2553. Bởi vì, lấy 544 + 2009 = 2553. Còn Đại Lễ Phật Đản năm 2009 sẽ là 2633. Bởi vì, lấy 624 + 2009 = 2633 hay nói khác đi, lấy 2553 + 80 (tuổi thượng thọ của Đức Phật) = 2633.

Sau khi sanh ra được 7 ngày thì Hoàng Hậu tức thân mẫu của Ngài qua đời, cho nên Ngài được bà dì Maha Ba Xà Ba Đề (Maha Pajapati Gotami), trực tiếp nuôi nấng, dạy dỗ theo lời trăng trối của Hoàng Hậu, tên riêng của Ngài là Si Đác Ta (Tất Đạt Đa), tên giòng họ Ngài là Gotama (Cồ Đàm). Vì giòng họ nầy thuộc bộ lạc Sakya (Thích Ca), cho nên sau nầy có danh hiệu Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) thuộc bộ lạc Thích Ca.

Ngài sanh ra đi 7 bước, mỗi bước có hiện ra một hoa sen nâng đở chân Ngài và tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất bằng ngón tay trỏ, Ngài đọc bài kệ như sau:


Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn
Nhất thiết chúng sanh

Giai hữu Phật tánh


Tạm dịch:


Trên trời và dưới đất
Chỉ có ta trên hết
Tất cả chúng sanh đều
Có tánh thể trí huệ.


Chúng ta tự hỏi vì sao? Ngài đi 7 bước mà không đi nhiều hơn tức 8 bước hoặc ít hơn tức 6 bước? có ý nghĩa gì? Với sự thắc mắc này có rất nhiều người giải thích một cách sự suy nghĩ riêng của mình rất lý thú, xin trích dẫn trang nhà đơn cử như sau :



Khi mới sinh ra, Ngài đã đi được bảy bước, mỗi bước có hoa sen nâng chân ... Thái Tử Sĩ Đạt Ta đi bảy bước mà không nhiều hơn hoặc ít hơn? Con số 7 nói lên điều gì? ... dù là thân hình 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Thái Tử. Vì thế, ...
www.viengiac.de/vn/index.php?... - En cache - Pages similaires




Con số 7 nói lên điều gì?

Về mặt thời gian thì người ta thường cho là có 3 thời gian là: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai. Về không gian thì có 4 phương hướng chính: Đông, Tây, Nam, Bắc. Những quan niệm về thời gian và không gian, thật ra chỉ là con đẻ của vọng tưởng, không phải là lẽ thực. Cho nên, hình ảnh Thái Tử đi bảy bước ý nói Ngài đã vượt khỏi thời gian và không gian, không bị ràng buộc trong những quy ước tương đối của con người.

Về hoa sen, một bông hoa từ vũng bùn nhơ vươn lên, không nở trong bùn, trong nước, trên mặt nước, mà nở giữa hư không, mà nở khi ánh bình minh xuất hiện. Không một loài ong bướm nào ve vãn xung quanh, không mang mùi tanh của bùn. Cánh, nhụy, hương, hột đồng thời hiển lộ, ý đó đã tượng trưng cho nhân quả đồng thời. Quả không ngoài nhân, nhân không ngoài quả. Cánh, nhụy tượng trưng cho nhân. Gương hạt tượng trưng cho quả. Nhân quả đồng hiển lộ, đã cho chúng ta cảm nhận được rằng: Mặc dù chúng sanh đang dong ruổi theo trần lao mê nhiễm, nhưng "bản thể chân thường" hay "Tri kiến Phật" kia đã tự viên mãn "Vô thủy vô chung". Bài kệ bốn câu Ngài đọc đã làm cho một số người hiểu lầm. Đạo Phật là đạo vô ngã, vì sao vị giáo chủ lại đề cao cái "Ta" của mình quá đáng như thế? Nếu đọc kỹ hai câu sau, chúng ta mới thấy cái nghĩa lý uyên náo trong đó. Dù ở chư Thiên "trên trời" hay cõi người "dưới trời" đều bị chi phối bởi vô thường. Chỉ riêng "Ta" là trên hết vì "Ta" đã thoát được sự ràng buộc này. Thử hỏi, tất cả những hình tướng của thế gian, có cái gì không chịu sự chi phối của vô thường? Sự sanh diệt là lẽ đương nhiên của cuộc đời, dù là thân hình có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Thái Tử. Vì thế, cái "Ta" ở đây chính là cái "Chơn Ngã". Đó là Chơn Tâm, Phật tánh, là Bản lai diện mục. Nó có vô số tên vì bản chất của nó không có tên vì nó ở vô tướng nên không thể hủy diệt. Nó bao trùm cả vạn hữu, chu biến khắp mười phương. Nó thường sáng, thường soi. Tất cả mọi hàm linh đều có cái "Ta" nầy, đó chính là Trí Tuệ bát nhã. Phật đã nhận ra và sống viên mãn với nó nên Ngài thành Phật, còn chúng ta cứ bơi lội trong vũng lầy của sanh tử, đắm mình trong ái dục, nên quên đi chính mình cũng có Tánh thể sáng suốt nhiệm mầu như Phật không khác……


Người viết HT Thị Đức


Kính mời quý độc giả nhấn tìm đọc thêm các trang nhà dưới đây như sau :


Trước hết mở Internet, rồi vào Google, đánh tên lần lượt ví như : Duc Phạt Thich Ca - Lich Su Duc Phạt Thich Ca - Di 7 buoc co hoa sen nang chan Thai Tu….

thì chúng ta rất nhiều trang nhà của các Chùa đã đăng tải vô số các bài viết của tác giả có cái nhìn và lý luận liên quan đến Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca để chúng ta học hỏi, nghiên cứu khi cần.






Trở lại sự việc thái tử Tất Đạt Đa, thụ thai và sanh ra không giống người phàm có một không hai trên quả địa cầu này, nếu chúng ta chịu khó nhìn ngược lại thời gian Lịch Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thì sẽ thấy có các trường hợp đặc biệt đáng lưu ý như sau :

Bà Hoàng Hậu Maha Maya thụ thai Thái Tử Tất Đạt Đa trong lúc ngủ đã nằm mơ thấy một luồng ánh sáng của một con voi quý màu trắng có sáu chiếc ngà bay đến nhập vào thân thể bà, làm bà thụ thai, rồi sanh ra nơi nách trái, Ngài đi 7 bước, mỗi bước có hiện ra một hoa sen nâng đở chân Ngài và tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất bằng ngón tay trỏ, Ngài đọc bài kệ như đã dẫn, trước khi góp ý mọn bổ túc bài viết Đức Phật Đản Sanh là thông điệp giác ngộ của HT Thị Đức đã dẫn thượng và có người đặt câu hỏi : Tại sao Ngài sanh ở nách bên trái mà không phải bên phải? Người xưa đã từng nói : Nam tả Nữ hữu

( ) tức (Trai bên trái, Gái bên phải), cho nên Ngài sanh ở nách bên trái là vậy.

Riêng Con Số 3 không những chỉ Thời gian mà nó còn chỉ : Tam tài tức Trời, ĐấtVạn vật trong đó có con người tức Nhân của TàuHomme của Pháp để chỉ con người hay đàn ông, cho nên chúng ta mới thấy các từ ngữ như : Homme Politique = Chánh khách, Homme d’ État = Chánh trị gia; Homme de lettres = Văn nhân; Homme de loi = Luật gia…); Tam Quy là luật lệ của người theo đạo Phật đối với Phật Tử phải quy y tam bảo là : quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng; Tam bành lục tặc ý nói sự giận dữ nổi lên rồi làm đìều ác độc ….

Con số 4 : không những chỉ Không gian tức Tứ Phương là 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc; mà nó còn chỉ : Tứ Linh là 4 con vật được xem thiêng liêng là Long (Rồng), Lân, Quy (Rùa), Phụng (Phượng); Tứ Quý là 4 mùa trong năm Xuân, Hạ, Thu, Đông

Con số 7 cũng là con số đặc biệt và nó có các từ ngữ như sau : Thất bảo: Vàng, Bạc, Mã não, Hạt trai, Ngọc lưu li, San hô, Xa cừ; Thất tình : Hỉ (vui), Nộ (giận), Ai (buồn), Cụ (sợ), Ái (thương), (ghét), Dục (muốn); Thất phách : 7 vía, viết đến đây tôi nhớ người xưa thường áp dụng : Ba Hồn 7 Vía hay Bảy hồn chín Vía? hay Nam Thất Nữ Cửu? hoặc thờ Cửu Huyền Thất Tổ ( ) như thế nào ?

Nếu quý độc giả muốn tìm hiểu thêm bài Con Số của Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ, trong bài này tác giả có nhắc đến con số 3 - 47…., thì trước hết mở Internet, rồi vào Google rối đánh tên Han Lam Nguyễn Phu Thu thì sẽ thấy hiện lên tất cả các bài viết như dưới đây :








(Trich dẫn từ trang 838 đến trang 853 quyển Tử-vi & Địa-Lý Thực-hành của Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ ) .... Phàm người đời thường cho rằng, tất cả hiện hữu có ...
www.quanvan.net/index.php?view=story... - En cache - Pages similaires


Một đặc điểm khác nữa, thái tử Tất Đạt Đa mặc dù ra đời một cách đặc biêt ở trần gian này, đến năm 16 tuổi được vua cha cưới công chúa Yasodhara (Da du đà la) cho Ngài, tưởng rằng Ngài sẽ sống sung sướng hạnh phúc hưởng thụ riêng, cung vàng điện ngọc của một Ông Hoàng Tử trong nhung lụa với vợ đẹp con thơ chờ ngày nối nghiệp vua cha…

Nhưng cuối cùng, sau 13 năm sống cuộc đời hạnh phúc giàu sang phú quý, lúc ấy Ngài được 29 tuổi, tâm Ngài vẫn không muốn an hưởng riêng tư, vì có tấm lòng Từ Bi Bác Ái thương người như thể thương thân cao cả rãi khắp mọi nơi, lúc nào cũng nghĩ đến nhân loại đau khổ, mới quyết tâm dẹp bỏ cái hư ảo vật chất hữu hình đã có tất cả không ai sánh bằng, để tìm đường xuất gia học đạo vào lúc giữa đêm mồng tám tháng hai, ngõ hầu cứu độ chúng sanh thoát khỏi vòng Sanh, Già, Bịnh, Chết luân hồi không từ bỏ một ai tránh khỏi, và sau 6 năm gian khổ, kiên trì tu tập nơi chốn rừng sâu hoang vắng để rồi được đắc thành Phật Đạo (Đức Phật Thích Ca Thành Đạo) lúc sao mai mọc, vào ngày mùng 8 tháng Chạp năm 659 trước công nguyên (624 + 35 = 659) tính đến năm 2009 sẽ là : 659 + 2009 = 2678 năm.

Căn cứ theo trang nhà, xin trích dẫn như sau :








« Thái Tử Tất Đạt Đa với tấm lòng đại bi, đại trí, với tinh thần dũng mãnh tinh tấn, ngồi tư duy 49 ngày dưới gốc cây, chiến đấu với bọn giặc phiền não ở nội tâm như tham, sân, si, mạn nghi… và với giặc thiên ma do Ma vương Ba-tuần chỉ huy. Ngài đã thắng vượt được mọi ma chướng trong ngoài, tâm trí được khai thông. Cuối cùng, vào đêm mùng 8 tháng Chạp (tức đêm mùng 8 tháng Pao-sa, tháng 2 theo lịch Ấn), lúc canh hai, Ngài chứng được quả Túc mệnh minh, thấy rõ được tất cả khoảng đời của mình trong tam giới. Nửa đêm canh ba, Ngài chứng được quả Thiên nhãn minh, thấy được rõ tất cả bản thể của vũ trụ và nguyên nhân cấu tạo của nó. Đến canh tư, Ngài chứng được quả Lậu tận minh, thấy rõ nguồn gốc của đau khổ và phương pháp dứt trừ đau khổ để được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Khi sao mai vừa mọc, Ngài hiểu thấu mọi pháp không gì không do duyên khởi, tất cả pháp duyên khởi rốt cuộc là đạo lý vô ngã. Thế là “nảy sinh trí tuệ, nảy sinh nhận thức, định được đạo, đánh giá được pháp, cuộc đời đã hết, phạm hạnh đã thành, điều cần làm đã làm xong, không còn trở lại kiếp người, biết được như chân thật” (Kinh Trung A- Hàm, La - ma thứ 56).

Thái Tử Tất Đạt Đa viên ngộ, soi tận chỗ tối tăm, trong tâm rỗng lặng, tỏ ngộ hết thảy, thành Đẳng chánh giác, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, xưng là Vô thượng Phật Đà. Các đệ tử của Ngài gọi Phật ĐàThế Tôn, là Thích Ca Mâu Ni.

www.quangduc.com/DucPhat/82sutichducphat.html -


Sẽ thấy nơi mục E- Đức Phật Thành Đạo có 10 tiểu mục có giải thích 7 tuần lễ (tức 49 ngày) sau khi thành đạo rất chi tiết, kính mời quý độc giả vào xem.

…Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi thành đạo, vui sướng vô lượng, tức thì 28 ngày liền hưởng niềm vui giải thoát dưới các gốc cây gần đó. Bảy ngày đầu dưới gốc cây Tất-ba-la. Về sau gọi là cây Bồ-đềPhật thành đạo dưới gốc cây đó. Bảy ngày tiếp theo dưới cây A-du-ba-la. Thời gian này có ma vương Ba-tuần đến đề nghị người nhập diệt nhưng Ngài không nghe. Bảy ngày tiếp theo nữa dưới cây Mục-chân-lân-đà. Thời gian này gặp mưa bão, rồng Mục-chân-lân-đà hiện ra dùng thân mình che chở cho Phật. Rồng này xin quy y, là đệ tử đầu tiên trong loại bàng sinh. Bảy ngày tiếp theo nữa dưới cây La-đô-da-hàng-na. Có hai thương nhân là Đề-viBà-lê-ca đi qua chỗ Phật đã cúng dường mạch nha và xin quy y Phật. Đây là hai Ưu-bà-tắc (cận sự nam) sớm nhất….



Sau đó, Ngài liền đến vườn Lộc Uyển nói pháp Tứ đế độ cho năm Ông Tỳ Kheo (Kiều Trần Như, Ac Bệ, Thập Lục Ca Diếp, Ma Ha Nam Câu Ly và Bạc Đề). Từ đó đạo Ngài truyền khắp xứ Trung Ấn Độ và lan mãi khắp hoàn cầu….


Trải qua 45 năm hay 49 năm? (bởi Đức Phật Thích Ca Thành Đạo lúc 35 tuổi và Ngài nhập niết bàn lúc Ngài 80 tuổi thì : 80 – 35 = 45năm) trên đường giáo hóa, Ngài đã tận lực gieo rắc ánh đạo vàng khắp đó đây, hóa độ chúng sanh. Vô số người đã được mang ơn pháp nhũ của Ngài mà trở về với chánh đạo. Nhơn duyên đã mãn, những người nên độ đều đã độ xong. Ngài vào niết bàn tại rừng Ta la song thọ, để lại những nỗi thương tiếc tràn ngập cả lòng người. Ngài nhập diệt lúc 80 tuổi, nửa đêm ngày Rằm tháng hai âm lịch.

Nếu quý độc giả muốn tìm hiểu thêm xin mời tìm đọc bài Lễ triển lãm và cung nghinh Xá Lợi Phật tại Chùa Thiện Minh Lyon (France) từ ngày 10 dến 12-7-2009 (Kỷ Sửu) vừa qua, các trang nhà dưới đây :

http://minhho.minhhodao.perso.neuf.fr/page117.10.html









Nếu Đức Phật : 29 tuổi xuất gia nhằm năm 653 trước công nguyên (năm sanh 624 + 29 tuổi = 653) + 6 năm tìm đường tu tập, Ngài được 35 tuổi thành đạo nhằm năm 659 trước công nguyên. (năm sanh 624 + 35 tuổi = 659).

Do vậy, việc Thái Tử Tất Đạt Đa khi sanh ra đi 7 bước, mỗi bước có hiện ra một hoa sen nâng đở chân Ngài và tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất, rồi Ngài đọc bài kệ như đã dẫn : Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn…. quả đúng vậy, vì nó đã trở nên sự thật là Ngài đã Đắc Đạo thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và được mọi người trên hoàn vũ tôn kính, bởi vì bản thân sự nghiệp, tư tưởng và hành động của Ngài đã làm tấm gương sáng chỉ có một không hai trên đời này, để cứu độ chúng sanh thoát khỏi đau khổ luân hồi.

Nếu Thái Tử Tất Đạt Đa như mọi người chỉ biết có cuộc sống bình thường để vui hưởng riêng tư tiền tài danh vọng, vợ đẹp con thơ, thì Ngài sẽ tiếp nối vua cha trị vì thiên hạ tiểu quốc một thời mà thôi.

Trái lại, Ngài đã có tấm lòng thương người như thể thương thân và hy sanh dẹp bỏ hết vật chất hiện tại trong tay mà dốc lòng tìm đường cứu độ chúng sanh thoát vòng đau khổ Sanh Lão Bịnh Tử luân hồi, thì ngày nay Ngài có được vang danh cùng khắp trên Trời dưới Đất cũng như tất cả mọi nơi đáng cho chúng ta noi gương.

Ngoài ra, Ngài còn nói : “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” = Ngả nải dỉ thành chi Phật, chúng sanh nải tương thành chi Phật ( 佛,众 ) và xem tất cả mọi người đều đáng được tôn kính bình đẳng vì cùng có máu đỏ và nước mắt mặn như nhau. Hơn nữa, vì con người bị luân hồi trong đau khổ nhiều đời nhiều kiếp cho nên Ngài khi được Thành Đạo lúc nào cũng mong chúng sanh tiếp nối con đường của Ngài đã đi bằng lời dạy : «Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành » đáng cho mọi người Phật Tử ( ) tức con Phật, dù xuất gia hay tại gia suy ngẫm trong cuộc đời, bởi vì lời vàng ngọc này đáng tôn kính để khuyến tu cho tất cả mọi người và nên có tấm lòng Từ Bi Hỉ Xả cho bản thân được nhẹ nhàng, Thân Tâm An Lạc mọi người Hoan Hỉ Vui Sống.


Việc Tìm Hiểu Sự Tích Đức Phật Thích Ca quá nhiều không thể biết hết được và bài viết này chỉ góp phần mọn đã trích dẫn qua các tài liệu trên internet, nếu có điều gì sai trái, xin kính xin quý Hoà Thượng, Thượng Tọa…tăng ni tôn túc cùng quý thức giả hoan hỉ bổ khuyết cho và xin mời quý độc giả vào internet đọc thêm những tài liêu quý giá dưới đây :



Chúng tôi mong rằng quyển Sự tích Đức Phật Thích Ca mâu Ni này có thể mang đến cho quý vị đọc giả một cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về cuộc đời đức Phật và Giáo ...
www.quangduc.com/DucPhat/82sutichducphat.html -
En cache - Pages similaires


Sẽ thấy nơi mục E- Đức Phật Thành Đạo có 10 tiểu mục có giải thích 7 tuần lễ (tức 49 ngày) sau khi thành đạo rất chi tiết, kính mời quý độc giả vào xem.



LƯỢC TRUYỆN ĐỨC PHẬT THÍCH CA

The Story of Buddha Của Jonathan Landaw

Dịch giả: Thích Chân Tính


23. Người đàn ông thô lỗ

Một hôm, Ðức Phật đang đi bộ ngang qua một ngôi làng. Có một người đàn ông trẻ tuổi thô lỗ nhìn thấy Ngài tỏ vẻ giận dữ và sỉ nhục. Ông la lên: “Ông biết cái gì mà dạy người khác. Ông cũng ngu dốt như mọi người chứ có gì khác đâu. Chẳng qua ông chỉ khéo giả dối lừa gạt người ta mà thôi”.

Ðức Phật vẫn thản nhiên trước những lời nhục mạ của gã đàn ông này. Ngài từ tốn hỏi lại ông ta: “Nếu ông đem tặng một món quà cho người khác, người ta không nhận thì món quà đó thuộc về ai?”.

Người đàn ông rất ngạc nhiên khi phải trả lời một câu hỏi kỳ lạ. Ông nói: “Tất nhiên nó sẽ thuộc về tôi. Vì đó là món quà của tôi”.

Ðức Phật mỉm cười và nói: “Rất đúng đấy, ông bạn ạ. Nó cũng giống như việc giận dữ của ông khi nãy. Nếu ông sân hận nhục mạ tôi, tôi không nhận thì những lời nhục mạ ấy thuộc về ông. Khi ấy, chính ông là người bất hạnh chứ không phải tôi. Tất cả những hành động xấu mà ông gây ra sẽ trở lại làm tổn hại lấy bản thân mình.

Nếu ông muốn chấm dứt những bất hạnh nơi thân, ông phải từ bỏ sự sân hận và trải rộng tình thương đối với mọi người. Khi ông thù ghét người khác, chính bản thân ông trở thành bất hạnh. Nhưng khi ông thương yêu mọi người thì hạnh phúc sẽ đến cả đôi bên”.

Người đàn ông trẻ tuổi lắng nghe cặn kẽ những lời dạy quý báu của Ðức Phật, ông nói: “Bây giờ con đã hiểu. Xin Ngài hãy dạy con cách thức thực hiện tình thương. Con xin được trở thành đệ tử của Ngài”.

Ðức Phật trả lời: “Rất tốt. Ta sẽ chỉ dạy cho bất cứ ai thật sự muốn nghe”.


Ngoài ra, câu chuyện Đức Phật đã trả lời Người đàn Ông thô lỗ này cũng đã viết lại với đề tài khác, thay vì Ông thô lỗ mà là Ông bà theo đạo Bà La Môn, cung thỉnh Đức Phật về nhà trai tăng. Theo lời thỉnh cầu, Đức Phật đến. Nhưng thay vì tiếp đón phải lẽ, người Bà La Môn tuôn ra một loạt những lời lẽ thô kịch và nhơ bẩn vô cùng. Đức Phật lễ độ hỏi thăm :

Này Ông bà Bà La Môn, có khi nào khách đến nhà Ông bà không ?

Có, Ông bà Bà La Môn trả lời.

Khi biết khách đến nhà thì Ông bà làm gì?

Tôi sẽ dọn một bữa cơm thịnh soạn để đãi khách.

Nhưng, nếu khách bận việc không đến thì sao?

Thì gia đình chúng tôi sẽ chia nhau bữa cơm.

Tốt lắm, này Ông bà Bà La Môn, hôm nay Ông bà mời Như Lai đến nhà để trai tăng và Ông bà đã khoản đãi Như Lai bằng những lời nguyền rủa chửi mắng thậm tệ. Như Lai không nhân.Vậy xin Ông bà vui lòng lấy trở lại.

Đức Phật không giận, không trả thù, nhưng Ngài lễ độ trao trả lại Ông bà Bà La Môn này đã khoản đãi Ngài. ….. (trích dẫn trang 15 -16 quyển Những Bước Thăng Trầm (Nguyên tác The Eight Worldly Conditions Phạm Kim Khánh dịch).


Đây là, bài học quý báu của Đức Phật chỉ day cho chúng sanh, để học hỏi phương cách đối xử tình người ở đời với nhau và nêu lên tấm lòng Vị Tha Nhân Từ của Đức Phật rãi rộng khắp mọi nơi đáng suy ngẫm và tôn kính.

…..

Để tạm chấm dứt bài này, xin mượn câu của Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ viết trong bài Tìm Hiểu Đời Sống An Lạc đã được đăng trên các tạp chí cũng như các trang nhà tôi đã đọc để kết thúc như sau :
















http://minhho.minhhodao.perso.neuf.fr/page117.1.html


Riêng tôi,

« Thương người như thể thương thân, xem mọi người như họ hàng thân tộc từ đời đời kiếp kiếp luân hồi với nhau, cho nên lúc nào cũng tận tình trợ giúp từ vật chất đến tinh thần và cũng đừng bao giờ làm những gì mình không thích cho mọi người, mà nên làm những gì mình thích cho mọi người. Có vậy mới chấm dứt sự đau khổ triền miên ở trần gian này nữa. Mong lắm thay !




Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật,

Nam Mô A Di Đà Phật.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.29/9/2012.

No comments:

Post a Comment