Luật tạng
-
Đạo đức Phật Giáo là lối sống luôn mang lại an lạc và hạnh phúc cho con người. Nó nêu bật vị trí quan trọng cao tột của con người và chứng minh rằng con người có khả năng đạt được chơn giá trị đạo đức tối thượng (giải thoát) nếu như vị ấy có đủ ý chí vàsự nổ lực tự thân .
-
Pháp Lục hòa là pháp được đức Đạo sư nói ra để dạy cho các đệ tử xuất gia của Ngài lấy đó làm nền tảng căn bản cho nếp sống cộng đồng Tăng đoàn trong hòa hợp, hòa kính, hạnh phúc và an lạc, vì sáu pháp hòa kính này có năng lực hóa giải tất cả mọi xung đột giữa cá nhân và cá nhân, giữa cộng đồng tập thể này và cộng đồng tập thể khác trong cuộc sống chung đụng với nhau từ vật chất đến tinh thần.
-
Trong xã hội ngày nay, mọi giá trị về khoa học kĩ thuật, văn hóa, chính trị, các học thuyết tôn giáo đều chịu ảnh hưởng tương tác, Phật giáo lại càng không ngoại lệ. Phật giáo xuất hiện và tồn tại trên thế gian vì muốn làm vơi bớt nỗi đau thương của nhân loại và hơn thế nữa là hướng dẫn mọi người trong việc kiến tạo đời sống an lạc căn cứ trên nền tảng đạo đức, trí tuệ và từ bi.
-
Đức Phật trao vận mạng Phật Pháp cho Tăng Ni, di chúc phải vâng thờ giới luật làm Thầy. Chỉ có giới luật mới hàng phục được ma quân trong ngũ trược ác thế. Những ai có hoài bão nối thịnh dòng Thánh, đền trả 4 ân cứu giúp 3 cõi, không thể không nghiêm trì giới luật.
-
Đức Phật không chấp nhận những điều mô tả theo trí tưởng tượng, mà chỉ đưa ra những mô tả xuất phát từ sự chứng nghiệm trong thực tế. Trí tuệ giác ngộ của ngài đã nhìn xuyên suốt mọi hiện tượng trong tự nhiên, xuyên suốt mọi thế giới mà đối với chúng ta là huyền bí, khó hiểu.
-
Tu nhân xuất thế mới chứng được quả xuất thế, đi xuất gia vì có giải thoát nghiệp mà chứng ngôi Thánh La Hán, là cực quả cao nhất về Thanh văn đạo, mới cắt đứt vòng luân hồi sinh tử. Sau khi chứng quả vẫn giữ hết thảy các điều giới tướng to nhỏ, mà Phật đã chế ra được đầy đủ tốt hơn hết, chứ không coi là không còn tác dụng.
-
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì. Theo Hòa thượng Thích Trí Siêu ("Cương yếu giới luật", 1996), bộ luật này được các ngài Phật-đà-da-xá và Trúc-phật-niệm cùng dịch sang Hán văn, thành một bộ 60 cuốn, chia ra làm 4 phần:
-
Thuyết giới là một phương pháp giáo dục trường kỳ, để tự mình kiểm điểm lỗi lầm trong nửa tháng theo tinh thần tự giác tự nguyện. Nghe đọc từng giới điều, và soát xét lại việc hành trì giới luật của mình, thì thành tâm phát lộ sám hối, từ đó nỗ lực tiến tu luôn luôn...
-
Thưa các Đại đức, nay tôi sẽ tụng giới Ba La Đề Mộc Xoa, các Tỷ Khiêu cùng tập họp tại một chỗ. Hãy lắng nghe, suy nghiệm kỹ. Nếu ai biết có phạm, hãy tự phát lộ.
-
Khi tiến hành nghiên cứu luật học thì nhất thời không dễ gì giải quyết vì lúc đức Phật còn tại thế, đích thân Ngài chế định giới luật rất nhiều. Sau khi Phật diệt độ, trải qua bao nhiêu thời đại thay cũ đổi mới, trong khoảng thời gian đó, tuy căn bản giới luật không thay đổi nhưng do sự truyền tập ban đầu và tiếp tục theo đó có sự bổ sung, hiệu đính rồi sau nữa do ý kiến bất đồng mà phát sinh sự phân chia.
No comments:
Post a Comment