Sunday, 23 December 2012

20 - Bảy Đại Là Hiện Tượng Biểu Hiện Của Như Lai Tạng
User Rating: / 9
PoorBest
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải
xin Phật rủ lòng thương xót chỉ dạy cho chúng sinh pháp liễu nghĩa trung đạo, không còn các điều hý-luận.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo ông A Nan rằng :

-Trước đây ông nhàm chán các pháp tiểu thừa của Thanh Văn, Duyên Giác, phát tâm cầu vô thượng Bồ-đề, nên bây giờ tôi hướng dẫn ông về “đệ nhất nghĩa đế”, sao ông còn đem những thuyết nhơn duyên hý luận thế gian mà ràng buộc lấy mình! Ông dù nghe được nhiều pháp, nhưng cũng như người nói tên vị thuốc, đến khi gặp thuốc thật ở trước mắt thì lại không phân biệt được. Như Lai gọi ông là hạng người đáng thương xót. Nay ông hãy nghe cho kỹ, tôi sẽ vì ông phân tích chỉ bày và cũng để cho những người tu đại thừa sau này thông suốt được thật tướng.

Ông A Nan yên lặng kính vâng thánh y‎ của Phật. Phật dạy :

- A Nan! Như ông đã nói “Bốn đại hòa hợp phát sinh các thứ biến hóa trong thế gian”. A Nan! Nếu tánh của các món đại không hòa hợp thì không thể hòa hợp với các đại khác. Như hư không, không thể hòa hợp với sắc tướng. Nếu tánh của các món đại vốn hòa hợp thì nó hòa đồng với các tướng biến hóa. Thủy chung thành tựu cho nhau, sanh diệt nối nhau, diệt sinh, sinh diệt, diệt diệt, sinh sinh như vòng lửa xoay; như nước thành băng, băng lại thành nước, không có đầu mối cũng không có cuối cùng.

Nếu đứng về mặt “tục đế” mà nói thì tất cả những hiện tượng vạn pháp được hình thành và tồn tại trong cái thế “duyên sanh” nghĩa là cái lý ”nhơn duyên sanh” là hoàn toàn đúng. Không những nó đúng riêng cho nền giáo lý Phật mà nó còn đúng sự thật của cuộc đời và đúng với quy luật khách quan của hiện tượng vạn pháp.
Phật giáo phủ nhận hoàn toàn thuyết “tự nhiên” vì tất cả vạn hữu trong thế gian này không vật gì có tự thể nên chúng không thể “tự nhiên” mà sinh khởi hay sinh tồn được. Thuyết tự nhiên là do Lão Tử đề xướng. Ngày nay khoa học đã chứng minh rất rõ ràng rằng thuyết tự nhiên của Lão Tử là hoàn toàn sai. Thí dụ, ông nói tự nhiên trời mưa, trời có tuyết…Thật ra, khi có sấm nổ nghĩa là các luồng điện từ trường trong không gian va chạm vào nhau tác dụng với mây (mây là do nước kết tụ) khiến những nguyên tố nước từ thể hơi chuyển thành thể lỏng rồi rơi xuống đất mà con người gọi là mưa. Đây là do duyên khởi tác tạo chớ không có cái gì tự nhiên cả. Vì thế đối với nhân sinh vũ trụ thì nhà Phật gọi nó là do sự kết hợp của trùng trùng duyên khởi.

Bây giờ nếu đứng về mặt “chơn đế” mà thấy, cái thấy biết bằng tri kiến rộng rãi để quán triệt căn nguyên và xuyên suốt bản thể của tất cả hiện tượng vạn pháp thì “bất cứ hiện tượng nào cũng là hiện tượng của bản thể và không có bản thể nào rời hiện tượng cả” vì hiện tượng và bản thể là bất khả bất ly. Vì thế trong thế giới bản thể chơn như thì không có nhơn duyên, chẳng có tự nhiên mà chỉ là “pháp nhĩ như thị” thanh tịnh vô vi. Thí dụ vì có gió tạo thành những làn sóng nhấp nhô, nhưng sóng nước tức là “dụng” của nước là do nước, nhưng “thể” nước thanh tịnh êm đềm nằm sâu dưới lòng đại dương cũng là nước. Do đó sóng hay thể yên lặng cũng đều do nước mà ra. Khi động gió tạo thành sóng, nhưng khi tịnh gió tan sóng biến thì nước trở về với thể tánh yên tịnh ban đầu.

Thế gian vũ trụ tuy rộng lớn bao la vô cùng vô tận nhưng tựu trung cũng chỉ nằm trong sự biến hóa của bốn khoa và bảy đại. Từ con người đến thế gian vũ trụ cũng bắt nguồn từ ngũ uẩn. Ngũ uẩn lập ra 8 pháp tâm vương (6 thức + Mạt na thức và A dại da thức) và triển khai ra 51 thứ tâm sở (trong đó chỉ có 11 món thiện và 40 món bất thiện). Cũng từ ngũ uẩn thiết lập 95 pháp hữu vi và 6 pháp vô vi. Tuy Ngũ uẩn có hình thành ngần ấy pháp, nhưng tựu trung tất cả cũng đều là hiện tượng của Như Lai Tạng nghĩa là tất cả cũng từ các chủng tử trong Như Lai Tạng duyên khởi biểu hiện ra.

Vậy thế nào là Như Lai Tạng?
Như có nghĩa là bất biến.
Lai có nghĩa là tùy duyên.

Tạng có nghĩa là cái kho chứa tất cả các chủng tử thiện ác, vô ký.

Như Lai Tạng ví như cái kho hàm chứa tất cả những chủng tử thiện ác và không thiện không ác của tất cả hiện tượng vạn hữu. Những chủng tử được chứa trong cái kho này tùy duyên sinh ra rồi cũng tùy duyên hoại diệt. Nhưng diệt mà không mất hẳn vì diệt để rồi lại sinh. Mà sinh thì cũng không trường sinh vì sinh rồi để lại diệt. Chu kỳ sinh sinh, diệt diệt, sinh diệt, diệt sinh tiếp nối diễn ra vô cùng vô tận, vô thỉ vô chung. Như thế con người và vạn hữu trong thế gian vũ trụ này chỉ là tiến trình hoạt động của hiện tượng duyên khởi từ vô thỉ đến vô chung, nối tiếp và tràn lan vô cùng vô tận như những đợt sóng của đại dương mà nhà Phật gọi là “Tùy duyên bất biến” và “Bất biến tùy duyên”. Khi hội đủ nhân duyên thì từ bản thể chân như (Như Lại Tạng) tạo thành muôn sinh vạn vật nào là con người, nhà cửa, xe cộ, núi sông, mặt trăng mặt trời…Tiến trình này là “Bất biến tuỳ duyên”. Đến khi duyên hết thì cũng từ cái thế giới hiện tượng sinh diệt này lại trở về với thể tánh yên lặng thanh tịnh ban đầu. Đây là “Tùy duyên bất biến”.

Sau khi chứng ngộ chân lý dưới cội Bồ-đề, Đức Phật đến vườn Nai để truyền dạy Tứ Diệu Đế nghĩa là có Khổ, Tập, Diệt, Đạo tức là khai cho năm vị đệ tử đầu tiên. Khi người đệ tử Phật đã thấu hiểu thế giới hữu vi sinh sinh diệt diệt thì bây giờ Đức Phật lại phủ định không có cái gì là Tứ Diệu Đế cả mà chỉ còn lại Tam Đế để chuyển tâm thức con người sang một hệ tư tưởng mới là tánh Không, là thế giới của bản thể chân như. Đó là Chân Đế, Tục Đế và Trung Đạo Đế nghĩa là Ngài chuyển từ khai đến hợp tức là gom lại. Sau đó Ngài lại nói bây giờ không còn Tam Đế mà chỉ là Nhị đế tức là Chân Đế và Tục Đế. Đến đây chúng sinh đã thấu hiểu giáo lý tối thượng thừa thì Đức Phật lại nói rằng không có cái gì là Nhị Đế cả mà chung quy chỉ có Đệ Nhất Nghĩa Đế mà thôi, tức là trăm sông cùng đổ về biển lớn đó là Nhất thừa Phật đạo vậy.

Tuy Đức Phật thuyết cho ông A Nan về “đệ nhất nghĩa đế”, nhưng ông vẫn còn mờ mịt nên lầm lẫn hiện tượng với bản thể. Vì thế Phật ví sự hiểu biết của ông A Nan cũng như người biết rất nhiều tên thuốc, nhưng khi có người đưa thuốc thật đến tận mắt thì không thể phân biệt đó là thuốc gì. Tiến trình tu học Phật pháp là “văn, tư, tu” nghĩa là trước hết người đệ tử Phật phải thấu hiểu giáo lý (văn) rồi đem những giáo lý này ra suy nghĩ, phân tích trong tâm thức (tư) để nghiệm thấy lẽ thật của nó. Sau cùng đem nó ra ứng dụng vào trong cuộc sống của mình (tu) để kiểm nghiệm sự lợi ích của Phật pháp chớ không phải nghe chỉ để nghe suông nên khi đối diện với những thử thách của cuộc đời thì tâm dễ cuốn theo lục dục thất tình mà tự chuốc cho mình bao nỗi hệ lụy phiền não khổ đau. Cũng như có người cả đời cứ nói ăn mà bụng vẫn đói.

Phật bảo ông A Nan rằng nếu bốn đại (đất, nước, gió, lửa) có thể hòa hợp để phát sinh tất cả mọi sự vật trong thế gian này thì chắc chắn bản tính của bốn đại phải hòa hợp với nhau. Mà đã là hòa hợp thì có khác gì tánh duyên khởi của vạn hữu trong thế gian. Đó là duyên hợp thì có, thì còn; duyên tan thì mất, thì tan rã. Nếu vậy thì chúng đâu có thật thể. Vậy phải hiểu rằng duyên khởi là sinh diệt nghĩa là cái này sinh là cái khác diệt; cái này diệt là cái khác sinh; sinh sinh diệt diệt, sinh diệt, diệt sinh nối nhau, không bao giờ ngừng nghỉ cũng như khi trời lạnh, nước thành băng và khi trời nóng, băng trở thành nước, không cùng không tận. Nhưng tiềm ẩn bên trong sự biến đổi sinh diệt đó, còn có cái bất sinh bất diệt là bản thể chân như (pháp giới tánh hay Như Lai Tạng) và nó chính là cội nguồn để phát sinh ra mọi sự vật trong thế gian vũ trụ này. Nói cách khác, duyên khởi là “tùy duyên” còn bản thể chân như là “bất biến”.

1) Địa đại hoàn nguyên.

A Nan! Ông hãy xét cái tánh của địa đại, lớn là đất liền, nhỏ là vi trần, thật vi tế là lân hư trần; do chẻ sắc chất cực vi làm bảy phần mà thành. Nếu đem lân hư trần chẻ một lần nữa là thành hư không. A Nan! Nếu lân hư trần chẻ ra thành hư không thì hư không cũng có thể sanh sắc tướng? Nay ông hỏi rằng do hòa hợp mà sinh ra các tướng biến hóa trong thế gian thì ông hãy xét một hạt lân hư trần phải dùng bao nhiêu hư không hòa hợp lại mới có? Không lẽ lân hư trần hòa hợp thành lân hư trần! Lại nữa, lân hư trần chẻ ra thành hư không. Vậy dùng bao nhiêu sắc tướng hòa hợp lại mới thành cả bầu hư không vô cùng cực này? Nhưng nếu sắc tướng hợp thì hợp sắc tướng chứ không thể thành hư không. Còn hư không hợp thì hợp hư không, không thể thành sắc tướng. Sắc tướng còn có thể chẻ được, chứ hư không thì làm sao mà hợp được?

Ông vốn không biết thể tánh của các pháp trong Như Lai Tạng. Tánh sắc là chơn không. Tánh không là chơn sắc. Nó thanh tịnh bản nhiên, khắp cùng pháp giới, tùy tâm chúng sinh, đáp ứng với lượng hay biết, theo nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết lầm tưởng nhơn duyên, hoặc cho là tự nhiên đều là những phân biệt so đo của ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn thuyết luận đàm mà hoàn toàn không có thực nghĩa. Địa thường được hiểu là đất, nhưng nếu nói một cách rộng rãi hơn thì địa là ám chỉ cho tất cả những vật chất trên thế gian này. Con người, cây cối, mặt trời, mặt trăng, chim bay cá lặn…, đều là địa cả.
Khi nói về đất, lớn thì gọi là núi cao rừng thẳm còn cực nhỏ thì gọi là vi trần. Thí dụ vào buổi sáng bình minh, ánh sáng mặt trời chiếu vào trong nhà làm chúng ta thấy được những hạt bụi rất nhỏ bay trong không gian mà nhà Phật gọi là vi trần. Tuy vi trần rất nhỏ, nhưng mắt thường vẫn có thể thấy được. Bây giờ nếu chẻ cái vi trần làm 7 phần thì được 7 cái lân-hư-trần. Lân-hư-trần là vật chất rất cực nhỏ gần như hư không. Nếu có thể chẻ lân-hư-trần thêm một lần nữa thì sẽ thành hư không. Vậy hư không là những vật thể rất vi tế mà mắt thường con người không thể thấy được. Cái hư không mà Phật diễn tả ở đây không phải là cái trống không, cái không có gì hết mà là sự kết tập của rất nhiều vi tế mà mắt thịt không thể thấy được.

Chúng ta thường hiểu là sắc là có tướng, không là không có tướng, và sắc và không đối đãi với nhau mà thành. Không ở đây là cái rỗng không, từ vô thỉ nó không có và mãi mãi về sau nó cũng chẳng có cái gì. Không này hoàn toàn khác với “tánh không” của hiện tượng duyên khởi hay “chơn không” của thể tánh vô vi. Mọi vật thể hữu hình trên thế gian này tự nó không thể phát triển hay tồn tại được mà phải nhờ vào nhân duyên tác tạo vì thế chúng không có tự thể nên chúng là vô ngã tức là “không”. Không ở đây là tánh không nghĩa là một ngày nào đó vạn hữu sẽ bị tan biến hủy diệt để trở về với tự tánh thanh tịnh ban đầu (Như Lai Tạng bản thể). Hiện tượng này là tùy duyên bất biến. Thí dụ như con người phải cần ăn uống, hít thở mới sống được cho nên con người là không (không tự tánh) vì thế một ngày nào đó con người cũng phải chết. Còn chơn không là thế giới vô vi vô cùng vô tận, là cội nguồn phát sinh ra vạn pháp (bất biến tùy duyên).
Bây giờ nếu sắc có thể chẻ ra thành không thì không dĩ nhiên cũng có thể hợp lại thành sắc. Nhưng nếu là hư không thì nó không có sắc tướng, mà không có tướng thì làm sao hợp lại thành cái có tướng được? Vì vậy cho dù có hợp hàng vạn, hàng tỷ cái hư không thì cũng không bao giờ trở thành sắc tướng. Còn nếu cho rằng hư không cũng có sắc tướng thì phải gọi là sắc chớ đâu có thể gọi là hư không. Nói cách khác, sắc tướng hòa hợp với với sắc tướng thì sẽ thành sắc tướng chớ không bao giờ thành hư không và hư không hòa hợp với hư không sẽ thành hư không chớ không bao giờ thành sắc tướng được. Tuy vật chất có nhỏ cực nhỏ cách mấy và mắt thường không thể thấy biết được, nhưng ngày nay với những dụng cụ siêu hiển vi thì cũng thấy được. Nguyên tử là cấu trúc cực nhỏ cực của vật chất, ngay cả máy siêu hiển vi cũng không thấy được, nhưng con người cũng tìm ra được nó. Vì vậy, nếu thấy biết được thì không phải là hư không mà là vật chất tức là có sắc tướng rồi.

Nếu đứng về mặt tục đế mà nói thì sắc và không đều là duyên khởi nên chúng không có tự tánh tức là giả huyển, sinh diệt bởi vì sắc và không đối đãi với nhau mà có. Vì thế “tánh sắc chơn không” nghĩa là tánh tức là bản thể của sắc là không và “tánh không chơn sắc” nghĩa là bản thể của không là thật sắc. Nhưng tự tánh của sắc và không vốn thanh tịnh, đầy khắp mười phương pháp giới, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sinh mà tạo thành nghiệp và sau cùng nương theo nghiệp đó mà biến hiện các cảnh giới hiện hữu. Nói cách khác, địa đại là do vọng niệm của chúng sinh dựa theo nghiệp mà biến chuyển hiện hành chớ không phải do nhân duyên hay tự nhiên mà có.
Đó là bất biến tùy duyên nghĩa là tất cả cũng từ trong Như Lai Tạng thanh tịnh mà biến chuyển tạo thành trời đất, muôn sinh vạn vật. Thí dụ, trong lòng đất có biết bao mỏ vàng, bạc, kim cương…nhưng nếu con người tuy tìm nó mà người nào có duyên nghiệp thì sẽ đào trúng. Cũng như đất thì có khắp năm châu bốn bể, nhưng vì chúng sinh tạo những cộng nghiệp bất thiện nên đôi khi có những vụ đất bùn, những trận động đất lớn hay sụp đất làm cuốn trôi hay giết hại biết bao nhiêu người. Nhưng tánh của đất, vàng, bạc, kim cương là thanh tịnh, không ô nhiễm và không bao giờ làm hại ai cả mà chỉ tác tạo khi nào duyên nghiệp phát hiện mà thôi. Một thí dụ khác là sắc thân con người được cấu tạo bởi địa đại, nhưng tùy theo duyên nghiệp mà mỗi người có hình dáng diện mạo khác nhau, mạnh khỏe hay bệnh tật cũng khác nhau và ngay cả cái chết tức là địa đại tan rã thì cũng khác nhau. Nhưng con người không thấu hiểu những hiện tượng đó nên cho là do nhân duyên hay tự nhiên tác tạo hình thành.


2) Thủy đại hoàn nguyên.

A Nan! Tánh nước không cố định, khi tuôn chảy khi đứng lặng không chừng. Như trong thành Thất La Phiệt, các ông Tiên Ca Tỳ La và các nhà đại huyển thuật Bát đầu na, Ha tất đa…muốn có thứ nước Thái Âm tinh để hòa làm thuốc huyển thuật. Họ lựa ngày trăng tròn sáng lộng như ban ngày, tay cầm hạt châu Phương Chư hứng lấy nước dưới trăng vàng. Vậy nước ấy từ trong hạt châu mà ra, do hư không mà có hay từ mặt trăng mà đến?

A Nan! Nếu nước từ mặt trăng mà đến thì ở phương xa còn có thể làm cho hạt châu chảy ra nước, những rừng cây ánh sáng mặt trăng đi qua, lẽ ra đều phải phun nước, thì sao lại phải đợi có hạt châu Phương Chư mới chảy nước được? Còn nếu không phun nước thì rõ ràng nước đó không phải từ mặt trăng mà xuống. Nếu từ hạt châu mà ra thì trong hạt châu ấy thường phải chảy nước, sao còn phải đợi ánh sáng mặt trăng trong lúc nữa đêm? Nếu do hư không mà sinh thì hư không vô cùng vô cực, nước cũng không giới hạn. Vậy sao cả loài người chưa bị đắm chìm để cùng chết ngộp? Làm sao lại còn có thủy, lục, không, hành?

Ông nên nghĩ kỷ : Mặt trăng từ trên không đi qua. Hạt châu do tay người cầm. Cái chén bạc hứng nước do con người tạo. Vậy nước kia từ phương nào đến? Mặt trăng và hạt châu xa nhau không phải hòa, không phải hợp. Không lẽ nước kia không do đâu mà tự có ra?

A Nan! Ông còn không biết trong Như Lai Tạng : Tánh thủy là chơn không. Tánh không là chơn thủy, thanh tịnh bản nhiên, cùng khắp pháp giới, theo tâm chúng sinh, đáp ứng với lượng hay biết, theo nghiệp mà phát hiện. Một chỗ cầm hạt châu thì một chỗ nước chảy ra. Khắp pháp giới cầm hạt châu thì đầy pháp giới nước sinh ra. Thủy đại sinh khắp thế gian, đâu có chỗ ở, theo nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết, lầm là nhơn duyên và tính tự nhiên, đều là những so đo phân biệt của ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn thuyết luận đàm mà hoàn toàn không có thực nghĩa.

Thủy đại cùng khắp mọi nơi, nhưng theo sự hiểu biết thông thường thì chất nước là thủy đại. Nhưng trên thực tế thì tất cả vật chất ở thể lỏng thì được gọi là thủy đại. Thí dụ như máu me, nước đờm, chất thủy ngân, xăng nhớt, dầu cặn, dầu mè, dầu đậu phộng, dầu Olive…đều là thủy đại cả.

Tánh nước thì không cố định, có lúc chảy, có lúc ngừng, có lúc đóng băng…nên nước là sinh diệt. Ở Ấn Độ vào thời Đức Phật, có những vị tu tiên khi muốn cầu Thái Âm Tinh để luyện thuốc trường sinh bất tử nên vào ngày rằm trăng sáng, họ cầm hạt ngọc Phương Chư đưa ra trước ánh trăng thì từ trong bề mặt của hạt châu có những giọt nước từ từ chảy ra. Họ gọi nước ấy là tinh thái âm và dùng nó để hòa chung với những thứ thuốc huyển thuật khác mà chế thành linh đơn trường sinh bất tử.

Vậy nước này từ hạt châu ra, từ hư không ra hay từ mặt trăng đến?

1) Nếu nước từ mặt trăng ra nghĩa là ánh sáng từ mặt trăng chiếu tới đâu thì nước chảy tới đó, chiếu vào rừng cây thì rừng cây phun nước thế thì đâu cần phải chiếu vào hạt châu mới phun nước được.

2) Nếu nước từ hạt châu ra thì trong hạt châu phải thường chảy nước chớ đâu cần phải đợi ánh trăng trong lúc nửa đêm mới có?

3) Nếu nước từ hư không ra mà hư không là vô bờ vô bến, không giới hạn thì thế giới vũ trụ này đã bị chết chìm hết rồi, đâu còn ai sống sót. Thế thì làm gì còn có loài trên bờ, trên không hay dưới nước? Xét cho kỹ, mặt trăng từ trên không, hạt châu do tay người cầm, chén bạc do người tạo, vậy nước từ đâu mà chảy đến đây? Mặt trăng và hạt châu cách xa nhau nên chẳng thể hòa hay hợp, không lẽ nước tự nhiên mà có?

Sau cùng Đức Phật dạy rằng trong Như Lai Tạng, tánh thủy chơn không nghĩa là bản thể của nước là thật không, là tự tánh thanh tịnh bản nhiên; tánh không chơn thủy nghĩa là bản thể của không là thật nước, nhưng tự tánh của chúng vốn thanh tịnh, có mặt khắp mười phương pháp giới nghĩa là nơi nào cũng có nước mà nước đâu có giết hại ai, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sinh tạo thành nghiệp và nương theo nghiệp đó mà biến hiện các cảnh giới hữu hình. Nói cách khác nước là do vọng niệm phát khởi từ tâm của chúng sinh dựa theo nghiệp mà biến chuyển hiện hành chớ không phải do nhân duyên hay tự nhiên tạo tác.

Vậy một chỗ cầm hạt châu thì chỉ một chỗ có nước, khắp pháp giới cầm hạt châu thì khắp pháp giới chảy nước. Tuy tánh nước cùng khắp thế gian, nhưng không có chỗ nhất định, mà chỉ theo nghiệp thức của mỗi loài chúng sinh mà biến hiện. Thí dụ nghiệp loài người thấy nước là nước, nhưng nghiệp loài cá thấy nước cũng như nghiệp loài người thấy hư không. Vì thế nước theo từng nghiệp mà phát hiện, chẳng có gì là chân thật cả.
3) Hỏa đại hoàn nguyên.

A Nan! Hỏa đại không có tự thể. Nó nương gởi ở các duyên. Ông hãy xem, những nhà trong thành phố, khi người ta muốn nhóm bếp thì tay cầm kính hiển vi đưa trước ánh sáng mặt trời mà lấy lửa.

A Nan! Phàm gọi là hòa hợp thì như tôi với ông và 1250 vị tỳ kheo hiện nay hợp thành một chúng. Chúng thì có một, song gạn xét về cội gốc thì mỗi người đều có thân thể, đều có danh tự họ hàng của mình. Như ông Xá Lợi Phất thì dòng Bà la môn. Ông Ưu Lâu Tần Loa thì dòng Ca Diếp. Còn như A Nan ông thì thuộc dòng họ Cù Đàm.

A Nan! Nếu lửa đó nhơn hòa hợp mà có, vậy khi người cầm kính lấy lửa nơi ánh sáng mặt trời, lửa đó do kính mà ra? Do hư không mà có? Hay từ mặt trời mà đến? A Nan! Nếu lửa từ mặt trời đến, lửa đã đốt được bùi nhùi trong tay của ông thì những rừng cây mà ánh sáng mặt trời đi ngang qua lẽ ra đều bị cháy cả. Nếu từ kính ra đốt cháy bùi nhùi, sao cái kính không bị chảy? Đến như cái tay ông cầm kính còn không thấy nóng thì làm sao kính chảy được? Còn bảo rằng do bùi nhùi sanh thì cần gì phải có ánh sáng mặt trời và kính trực chiếu vào nhau rồi sau đó lửa mới bén cháy bùi nhùi?

A Nan! Ông hãy suy nghĩ cho kỹ : Kính do tay cầm. Mặt trời thì ở trên không trung. Bùi nhùi do con người tạo. Vậy lửa từ phương nào mà xuất hiện đến? Mặt trời và kính xa nhau, không phải hòa, không phải hợp, không lẽ lửa kia không do từ đâu mà tự có ra?

Ông còn chưa biết thể tánh của các pháp trong Như Lai Tạng : tánh Hỏa là chơn không. Tánh không là chơn hỏa, nó thanh tịnh bản nhiên, cùng khắp pháp giới, theo tâm chúng sinh, đáp ứng với lượng hay biết, theo nghiệp mà phát hiện. Một người cầm kính, một chỗ có lửa sinh ra. Khắp pháp giới mọi người cầm kính, lửa sẽ phát ra theo yêu cầu của mọi người. Lửa vốn không có chỗ ở, theo nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết lầm tưởng là nhơn duyên hoặc cho là tự nhiên, đều là những phân biệt so đo của ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn ngữ luận đàm mà hoàn toàn không có thực nghĩa.

Hỏa là chỉ cho lửa hay nói rộng hơn là nhiệt lực, là năng lượng trong thế gian này. Thí dụ, con người nếu không có nhiệt lượng thì không thể sống được và thức ăn thức uống là những nguyên liệu giúp cho cơ thể tạo thành năng lượng. Trong Thái dương hệ thì mặt trời là hành tinh duy nhất cung cấp ánh sáng và năng lượng cho cuộc sống ở thế gian. Vì thế vào mùa Đông, khi trái đất xa dần mặt trời nên rất lạnh và khi mùa Xuân đến thì trái đất gần mặt trời hơn làm không khí ấm áp trở lại.

Nhưng tánh của hỏa (lửa) lại không có tự thể, chỉ nhờ các trợ duyên mà phát sinh. Để chứng minh điều này, Đức Phật dùng thí dụ rằng khi muốn nhúm lửa nấu cơm, con người phải cầm cái kiếng lúp đưa dưới ánh sáng mặt trời thì lửa mới phát sinh làm cháy cái bùi nhùi. Nếu lửa có tự thể thì đâu cần cái kiếng lúp, đâu cần phải đưa dưới ánh sáng mặt trời.

Nếu cho rằng tánh lửa này là do hòa hợp mà có, thì khi người cầm cái kiếng lúp lấy lửa nơi ánh sáng mặt trời, lửa này từ trong kiếng lúp ra, từ bùi nhùi ra hay từ mặt trời ra?

1) Nếu lửa từ ánh sáng mặt trời ra mà nơi nào trên trái đất lại không có ánh sáng mặt trời chiếu qua thì không lẽ tất cả rừng cây, nhà cửa, vật dụng, con người, thú vật đều bị ánh sáng mặt trời đốt cháy hết hay sao?

2) Nếu lửa từ trong cái kiếng lúp ra để đốt cháy bùi nhùi thì nó phải đốt cái kiếng lúp trước chứ, nhưng kiếng lại không chảy mà chỉ đốt bùi nhùi. Ngay cả cái tay của người cầm kiếng cũng không thấy nóng thì làm sao kiếng lại chảy được?

3) Nếu lửa do bùi nhùi ra thì cần gì phải có ánh sáng mặt trời tiếp xúc với kiếng rồi mới có lửa?

Xét cho kỹ, kiếng lúp là do tay cầm, mặt trời thì ở trên không, còn bùi nhùi thì từ đất sinh ta. Vậy lửa kia do đâu mà có?

Bây giờ Đức Phật mới kết luận rằng trong Như Lai Tạng, “tánh hỏa chơn không” có nghĩa là bản thể của lửa là chơn tâm thanh tịnh trùm khắp; “tánh không chơn hỏa” nghĩa là bản thể của không là thật lửa, nhưng tự tánh của chúng vốn thanh tịnh, hiện hữu khắp mười phương pháp giới tức là nơi nào cũng có lửa mà lửa không làm cháy một ai, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sinh tạo thành nghiệp và nương theo nghiệp đó mà biến hiện các cảnh giới trong thế gian vũ trụ này.
Do đó hỏa đại là do vọng niệm của chúng sinh dựa theo nghiệp mà biến chuyển hiện hành chớ không phải được tạo thành bởi nhân duyên hay tự nhiên. Vì thế nếu một người cầm kiếng lúp đưa ra thì có một chỗ có lửa, nếu khắp pháp giới đều cầm kiếng lúp đưa ra dưới ánh sáng mặt trời thì khắp pháp giới bừng cháy. Vậy lửa tự nó không có, mà chỉ biến hiện tùy theo nghiệp thức của chúng sinh. Thí dụ như bật một cái que diêm thì có lửa, nhưng cũng quẹt cái que diêm này trong hư không (không có Oxygen) thì làm gì có lửa. Do đó không khí chứa những nguyên tố cháy như Oxygen thì ở đâu cũng có nếu con người cần nó. Nói cách khác lửa là do vọng niệm phát sinh từ tâm của chúng sinh mà ra chớ tự nó không có được.

4)Phong đại hoàn nguyên.

A Nan! Phong đại không có tự thể, khi động khi tĩnh bất thường. Lúc vào trong đại chúng, ông thường sửa áo, vạt áo Tăng già lê của ông động đến người ngồi bên cạnh thì có chút gió phất qua làm cho người kia cảm nghe mát mặt. Gió từ vạt áo cà sa ra? Do hư không phát khởi? Hay từ mặt người kia mà sanh?

A Nan! Nếu gió phát ra từ vạt áo cà sa thì ông đã mặc cả gió trong người, lẽ ra cái áo phải tung ra khỏi thân ông. Còn tôi, tôi đang thuyết pháp trong hội này và tôi rũ áo. Vậy ông xem cái áo tôi, gió nó núp ở chỗ nào? Không lẽ trong áo tôi lại có chỗ chứa gió?

Nếu bảo rằng gió đó từ hư không sinh ra thì tại sao lúc áo ông không động, không có gió phát ra? Vả lại, tánh hư không thường còn, lẽ ra gió phải luôn có không lúc nào gián đoạn. Và nếu khi nào hết gió thì hư không phải tiêu diệt? Gió diệt có thể biết được, chứ hư không diệt thì hình trạng như thế nào? Và nếu có diệt có sanh thì không được gọi là hư không và đã gọi là hư không thì làm sao lại phát ra gió được? Còn nếu bảo rằng gió sanh do cái mặt của người bị phất thì lẽ ra gió phải phất lại mặt ông. Cớ sao ông sửa áo mà lại phất vào mặt người kia như vậy?

Ông hãy chín chắn mà tư duy: Sửa áo là do ông. Cái mặt thuộc của người kia. Hư không thì vắng lặng. Vậy gió từ phương nào luồn đến? Gió khác, hư không khác, không phải hòa, không phải hợp. Không lẽ gió không do gì mà tự có?

Ông còn biết thể tánh của các pháp trong Như Lai Tạng: Tánh phong là tánh chơn không, tánh không là chơn phong. Nó thanh tịnh bản nhiên cùng khắp pháp giới, tùy tâm chúng sinh, đáp ứng với lượng hay biết. A Nan! Một mình ông động áo thì có một ít gió phát ra. Khắp pháp giới nhiều người cùng cầm quạt mà quạt thì khắp pháp giới sanh ra phong đại. Phong đại cùng khắp nhưng không có chỗ ở nhất định, theo nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết lầm tưởng nhân duyên hoặc cho là tự nhiên, đều là phân biệt so đo của ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn thuyết luận đàm mà hoàn toàn không có thực nghĩa.

Phong đại là tính dao động cùng khắp mọi nơi và thường được hiểu là gió. Gió thì vô hình, không màu sắc, không mùi vị, nhưng lại rất mãnh liệt. Những trận bão, những cơn gió lốc tàn phá nhà cửa xe cộ và giết hại biết bao chúng sinh. Máu có lưu chuyển để nuôi thân cũng phải có gió và sự sống tức là năng lượng trong cơ thể có còn hoạt động hay tồn tại cũng cần có gió. Gió thì đa dạng, nhưng tánh của gió lại không có tự thể nên động tịnh không chừng.

Đức Phật mượn chiếc áo Tăng già lê của ông A Nan làm thí dụ. Khi vào trong đại chúng, ông A Nan thường sửa vạt áo Cà Sa, vì chiếc áo động nên tạo thành gió phất làm cho người đứng bên cạnh cảm nghe mát mặt. Vậy gió này từ chiếc áo Cà Sa ra, từ hư không ra hay từ mặt người kia ra?

1) Nếu gió từ chiếc áo Cà Sa ra thì ông A Nan đã mặc luôn cả gió. Nếu vậy thì cái áo phải tung bay ra, rời khởi thân A Nan. Nhưng tại sao trong lúc bình thường cái áo của ông A Nan không hề lay động, không lẽ trong áo lại có chỗ chứa gió?

2) Nếu gió từ hư không ra thì hư không thường còn, gió cũng phải thường còn nhưng tại sao cần ông A Nan phải sửa áo trước rồi mới có gió phất qua mặt ngời bên kia? Lại nữa, nếu không có gió thì tất nhiên không có hư không, nhưng hư không thì lúc nào cũng là hư không, vậy nói không có hư không thì không hợp lý.

3) Nếu gió từ mặt người bị phất sinh ra thì đúng ra gió đó phải phất qua ông A Nan chớ tại sao lại phất ngược về mặt người kia? Vậy hãy suy nghiệm cho kỹ rằng ông A Nan là người sửa áo Cà Sa, cái mặt thì thuộc người kia, hư không thì vắng lặng chẳng lay động. Như thế thì gió từ phương nào dong ruổi đến đây? Tánh gió và tánh hư không khác nhau, không hòa không hợp, không lẽ gió tự nhiên mà có?

Đức Phật dạy rằng tánh gió chơn không nghĩa là tánh tức là bản thể của gió là thật không, tánh không chơn gió tức là bản thể của không, không phải là không mà là thật gió, nhưng tự tánh của chúng luôn thanh tịnh, có khắp mọi nơi trong thế giới vũ trụ nghĩa là chỗ nào cũng có gió mà gió không bao giờ làm hại ai cả, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sinh mà tạo thành nghiệp và nương theo nghiệp ấy mà biến hiện những cảnh giới trong thế gian vũ trụ này. Nói cách khác gió thì ở cùng khắp mọi nơi, nơi nào cũng có gió, nhưng nó chỉ phát khởi là do vọng niệm của chúng sinh dựa theo nghiệp của họ. Ngày xưa khi Khổng Minh lập đàn chuẩn tế để cầu gió Nam thổi ngược hướng Bắc mà thiêu đốt hàng vạn chiến thuyền của Tào Tháo trên sông Trường giang trong trận Xích Bích.
Đủ biết tâm lượng con người vô biên vô lượng, nếu tu luyện đến cao độ họ có thể di sơn đảo hải, chuyển mây kết gió rất dễ dàng. Tại sao có thể làm được? Khi tâm của chúng sinh thật là rỗng rang, trong suốt nghĩa là người đó đã thâm nhập vào Như Lai Tạng thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu tức là đối với họ sắc tức là không, không tức là sắc dung thông tự tại, không dính mắc nên họ có thể biến những cảnh giới của thế gian tức là giả cảnh của Như Lai Tạng tùy theo ý muốn rất dễ dàng. Phật giáo gọi hiện tượng này là những phép thần thông mà các vị A La Hán đã thực hành ngày xưa mà đệ nhất thần thông chính là Ngài Mục Kiền Kiên.

Đức Phật kết luận rằng nếu một mình A Nan động cái áo thì có chút gió ra, khắp pháp giới đều phất thì khắp pháp giới đều ra gió. Như thế tánh gió đầy khắp thế gian, đâu có xứ sở nhất định, nhưng chỉ dựa theo nghiệp thức của chúng sinh mà biến hiện. Con người vì mê lầm nên cho gió là do tánh nhân duyên và tự nhiên. Đó là những so đo phân biệt của ý thức và toàn là những danh từ trống rỗng, không có chi là chân thật cả.

Thâm ý của Đức Phật trong những đoạn kinh này là Ngài muốn chúng sinh quay trở về sống với Như Lai Tạng, với bản tâm thanh tịnh của chính mình thay vì sống với vọng tâm điên đảo biến hiện từ Như Lai Tạng mà con người vì mê chấp thế trần nên không thấy biết thấu suốt.

5) Không đại hoàn nguyên.

A Nan! Hư không không có hình mạo, nhơn sắc mà hiển bày. Như trong thành Thất la phiệt, chỗ cách con sông, những người dòng Sát lỵ, dòng Bà la môn, dòng Tỳ xá, dòng Thủ đà hay dòng Phả la đọa, dòng Chiên đà la…khi dựng nhà mới thì đào giếng mà lấy nước. Đào được một thước khối đất thì có một thước khối khoảng hư không. Nếu đào sâu 20 thước thì có khoảng trống hư không 20 thước. Hư không cạn hay sâu tùy đào đất ra nhiều hay ít. Hư không đó nhân đất mà ra? Do đào mà có? Hay không nhân gì mà tự sanh?

A Nan! Nếu hư không, không nhân duyên gì mà tự sanh, tại sao khi chưa đào đất, nó không có hư không mà chỉ thấy đất liền? Còn nếu bảo rằng : Nhơn đất ra thì lẽ ra đất được đào phải thấy từng mảng hư không văng ra và nếu vậy là đào hư không chứ sao gọi là đào đất? Đã là hư không cần chi phải nói đến chuyện đào? Bảo rằng : Hư không do đào mà có thì đào phải ra hư không, cớ sao lại đào ra đất? Nếu hư không, không phải do đào mà có thì đào lẽ ra chỉ có đất, cớ sao đào rồi lại thấy hư không?

Ông nên chín chắn mà tư duy. Đào là do tay người, tùy phương mà vận chuyển. Đất thì từ đất liền mà dời đi. Hư không đó do đâu mà có? Đào là cụ thể do sức tác động của con người. Hư không thì rỗng rang không hình mạo, hai yếu tố không tương quan tác dụng gì nhau, không phải hòa, không phải hợp. Không lẽ hư không, không do đâu mà tự sanh như thế?

Hư không thể tánh tròn đầy, bất động. Hiện tiền hư không và địa, thủy, hỏa, phong, gọi chung là năm đại thể tánh viên dung, vốn không sanh diệt. Các đại đó đều là diệu dụng của Như Lai Tạng biểu hiện.

A Nan! Ông còn mê muội không biết được thể tánh của các pháp trong Như Lai Tạng. Tánh giác là chơn không, tánh không là chơn giác. Nó thanh tịnh bản nhiên cùng khắp pháp giới, tùy chúng sinh tâm, đáp ứng với lượng hay biết. A Nan! Như một giếng trống không thì hư không sinh trong một giếng. Mười phương trống không, hư không khắp cả mười phương. Không đại khắp cùng theo nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết lầm tưởng nhơn duyên, hoặc cho là tự nhiên đều là những phân biệt so đo của ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn thuyết luận đàm mà hoàn toàn không có thực nghĩa.

Hư không thì vô hình, nhưng nhờ đối đãi với sắc tướng mà phát hiện. Trong đoạn kinh này, Đức Phật ví như có người đào giếng để lấy nước. Đào được một thước thì được một thước hư không, đào được một trượng thì có được một trượng hư không. Do đó hư không sâu hay cạn là tùy theo đào đất nhiều hay ít. Vậy hư không này từ đào đất ra, do đào mà có hay tự nhiên mà sinh?

1) Nếu hư không, không có nguyên nhân mà tự sanh thì khi chưa đào đất tại sao không thấy hư không, trống rỗng mà chỉ thấy đất liền?

2) Nếu từ đào đất ra thì khi đào đất phải thấy những tảng hư không văng ra. Thế thì bây giờ thành ra đào hư không chớ đâu phải đào đất nữa? Còn nếu hư không không khác gì đất thì khi đào ra đất sao hư không lại không cùng ra mà hư không lại vào?

Xét cho kỹ, đào là do tay người vận động, đất theo sự đào mà dời chỗ thế thì hư không từ đâu mà ra? Đào là có thật chất, hư không thì trống rỗng, hai thứ không tương quan tác dụng gì nhau. Chúng không phải hòa, không phải hợp, chẳng lẽ hư không, không do đâu mà tự sanh như thế?

Bây giờ Đức Phật mới kết luận rằng tánh hư không cùng khắp pháp giới, không có chỗ nhất định. Chỗ nào không thấy có tướng thì gọi là hư không. Hiện tiền tứ đại là đất, nước, gió, lửa (địa, thủy, phong, hỏa) cùng với hư không (không đại) gọi là ngũ đại, có tánh chất viên dung, đều là Như Lai Tạng vốn chẳng sinh diệt. Tóm lại đất, nước, gió, lửa và hư không thuộc về phần vật chất, đại diện cho các cảnh vật. Còn kiến đại và thức đại là thuộc về tinh thần, đại diện cho các thức.

Vì chúng sinh tâm còn mê muội nên không biết rằng ngũ đại vốn là Như Lai Tạng, là chơn tâm, là bản thể thanh tịnh nhiệm mầu. Nhưng trong Như Lai Tạng (chơn tâm) thì tánh giác chơn không nghĩa là bản thể của tâm tri giác là thật không, tánh không chơn giác tức là bản thể của không chính là cái thấy biết chân thật. Tuy thế mà tự tánh của chúng vốn thanh tịnh, cùng khắp pháp giới và chỉ theo nghiệp mà phát hiện. Cũng như đào một giếng thì có một giếng hư không và mười phương trống không thì hư không khắp cả mười phương. Do đó không đại không có xứ sở nhất định, chỉ theo nghiệp thức của chúng sinh mà biến hiện. Người thế gian chẳng biết lại mê lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Đó đều là do tâm thức phân biệt đối đãi của con người bởi vì hễ nói được, viết được đều chẳng phải là nghĩa thật.

Các vị A la hán ngày xưa đều có thần túc thông nghĩa là họ có khả năng biến hóa để có thể bay trên trời, xuyên tường xuyên vách hay độn thổ…vì họ đã tu chứng để thấy biết rằng tánh giác là hư không và đều phát xuất từ Như Lai Tạng nên họ từ trong tánh giác mà biến hiện chuyển hình tùy theo ý muốn. Tạm thí dụ là khi nhìn đất nhưng tâm họ quán đất là nước nên họ lặn hụp lên xuống và trồi lên bờ bên kia mà con người gọi là độn thổ. Họ có thể quán thân tứ đại là hư không nên có thể bay bổng rất nhẹ nhàng. Tất cả cũng vì tâm họ là chơn tâm, là Như Lai Tạng tức là bản thể thanh tịnh nên có thể hòa đồng vào hư không mà không bị ngăn ngại, không chút bợn nhơ nên có thể chuyển toàn năng lực để thực hiện việc họ muốn làm được hoàn mãn. Ngược lại, tâm chúng sinh bất tịnh nên năng lực rất yếu kém cũng như ngọn đèn đứng trước gió thì ánh sáng bị lu mờ nên không có thần thông là vậy.
Nên biết rằng không nhất thiết các vị A la hán của Phật giáo mới có thần thông, các đạo sĩ tu tiên cũng đạt được năm phép thần thông. Dựa theo kinh Huỳnh Định thì sở dĩ con người sống được là nhờ có đủ ba món : Tinh, Khí và Thần. Tinh, khí là cho xác thân và thần là cho mạng sống. Do đó, những người muốn luyện thành tiên phải trừ dục tính để dưỡng tinh và luyện khí cho thần được cởi mở và phát hiện. Họ chuyên tâm trì chí tập trung tư tưởng để luyện “tinh’ hóa “khí” và sau đó luyện “khí” hóa “thần” thì họ cũng đạt được năm phép thần thông. Người tu tiên cố luyện cho “âm khí” tiêu tan và chỉ còn cái “khí thuần dương” đi lên đỉnh đầu vì âm khí làm cho nặng nề, tối tăm, ưa thích điều dâm dục và làm hao tổn tinh thần. Hễ tinh thần bị hao tổn thì “thần” bị bế tắc. Do đó các đạo sĩ cũng lánh xa dâm dục và tham thiền nhập định giống như Phật giáo. Họ tìm đến những nơi thật thanh tịnh để ngồi thiền và tập các phép như Tạo công, Giao thiên trụ, Thiết giải thấu yết. Vì thế mà tư tưởng Lão Tử cũng giống như Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều :

“Lấy gió mát trăng thanh kết nghĩa
Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên
Thoát trần một gót thiên nhiên
Cái thân ngoại vật là tiên trên đời”.

Cái khác biệt giữa tiên trên đời và Phật giáo là họ tu luyện để được sống lâu, ngao du sơn thủy, nhưng tâm vẫn còn tham, không thanh tịnh. Mà tâm còn tham, bất tịnh thì có ngày tiên sẽ bị đọa.

Thêm nữa, không nhất thiết chỉ có con người mà loài thú như rắn, chồn…cũng biết tu. Thí dụ Mãng Xà vương khi tu thì nó cũng xa lánh phái nữ, không còn sát hại cầm thú để ăn mà chỉ chuyên ăn rễ cây. Có những con rắn tu trên ngàn năm, trên đầu có ngọc sáng ngời. Đây là sự kết tinh của tinh khí bởi năng lực nội công thâm hậu và là biểu tượng sự thành tựu của công phu thanh tịnh tu hành mà con người gọi là xá lợi. Viên ngọc xá lợi này đập không bể, đánh không tan và phát ra ánh sáng chớ không phải như thời mạt pháp ngày nay người chết để lại vài nắm xương khô mà dám gọi là xá lợi.

6) Kiến đại hoàn nguyên.

A Nan! Kiến đại có giác quan mà không có phân biệt. Nó nhân các thứ : Sắc, không mà có. Như hiện nay ông ở trong rừng Kỳ Đà, sớm mai thì sáng, ban đêm thì tối, đến lúc nửa đêm trăng tròn thì sáng, vắng trăng thì tối. Những tướng sáng tối ấy do cái thấy mà phân biệt nhận ra. Vậy cái tánh thấy cùng với sáng tối và hư không là đồng một thể hay khác thể?

A Nan! Nếu tánh thấy cùng với sáng tối và hư không đồng một thể thì cái sáng tối luôn luôn tiêu diệt lẫn nhau : Có sáng thì không tối; có tối thì không sáng. Nếu tánh thấy đồng một thể với tối thì lúc sáng tánh thấy bị tiêu diệt. Ngược lại, nếu tánh thấy đồng một thể với sáng thì khi tối đến tánh thấy cũng bị tiêu diệt. Vậy thì tánh thấy làm sao mà thấy được tối sáng? Bảo rằng : Sáng và tối khác nhau còn tánh thấy không sanh, không diệt. Nếu vậy thì không nên nói là đồng một thể vì nó đã khác đi rồi. Và nếu tánh thấy đã khác với tối sáng, khác với hư không, vậy ông phân biệt xem tánh thấy hình tướng ra sao? Ông nên biết : Rời tối sáng và hư không, tánh thấy như lông rùa sừng thỏ, không sao tìm có.

Ông hãy chín chắn mà tư duy : Sáng, do mặt trời. Tối, bởi đêm không trăng. Thông suốt là hư không. Ngăn bít thuộc đất liền. Còn tánh thấy như vậy, nhơn đâu mà có? Tánh thấy có giác quan, hư không thì bất động, không phải hòa, không phải hợp. Không lẽ cái tánh thấy không do gì mà tự phát sanh ra? Nên biết : Thể tánh của kiến đại cùng khắp bất động, vô biên hư không cũng cùng khắp bất động. Địa, thủy, hỏa, phong, gọi chung là “lục đại” thể tánh viên dung cùng khắp bất động, không diệt không sanh. Tất cả đều là diệu dụng của Như Lai Tạng biểu hiện.

A Nan! Ông còn mê mờ không nhận thức được những sự thấy, nghe, hay, biết của ông vốn là tánh Như Lai Tạng. Ông hãy xét những thấy, nghe, hay, biết đó là sinh hay diệt là đồng hay khác. Là không phải sinh, không phải diệt hay không phải đồng, không phải khác. Ông chưa từng biết trong Như Lai Tạng, cái thấy nơi tâm tánh là cái tánh minh của bản giác. Cái tánh minh của bản giác biểu lộ ra nơi cái thấy. Giác minh tinh kiến (tánh thấy vốn thanh tịnh, hiện lượng và trực giác). Nó thanh tịnh bản nhiên, cùng khắp pháp giới, tùy tâm chúng sinh, đáp ứng với lượng hay biết. Kiến đại thấy khắp pháp giới, tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm, tánh xúc và tánh biết cũng cùng khắp pháp giới nhiệm mầu. Nên biết : Tánh của các đại không có nhất định, theo nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết lầm tưởng nhân duyên hoặc cho là tự nhiên đều là những phân biệt so đo của ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn thuyết luận đàm mà hoàn toàn không có thực nghĩa.

Kiến đại thật ra là căn đại, nhưng nó là thắng nghĩa căn năng giác tức là những cảm nhận cái biết của căn mắt ở bên trong đối với các trần cảnh sở giác tức là cái nhận biết do mắt từ bên ngoài. Nếu căn đại ở nơi nhãn căn thì gọi là kiến đại. Kiến đại chỉ nương theo giác quan để biết sắc trần mà không có sự phân biệt. Thí dụ khi mắt thấy màu sắc : xanh, đỏ, tím, vàng thì tâm biết xanh, đỏ, tím, vàng mà không thấy biết sự khác nhau giữa xanh, đỏ, tím, vàng. Một thí dụ khác là mắt thấy vòng tròn hay hình vuông thì tâm biết là hình tròn hay hình vuông mà không phân biệt hình tròn khác với hình vuông. Nói cách khác cái biết này là do trực giác nghĩa thấy sao biết vậy, không thêm không bớt.

Kiến đại không có tự thể mà đối với cảnh vật và hư không mà có. Như ông A Nan ở vườn Kỳ Đà hôm nay, ngày sáng đêm tối, nếu nửa đêm có trăng thì sáng còn không trăng thì tối. Vì có tối có sáng nên ông A Nan mới thấy có phân biệt. Vậy cái thấy này với tướng sáng, tối và hư không là một thể hay chẳng phải một thể? Hoặc đồng, chẳng đồng? Hoặc khác, chẳng khác?

1) Nếu cái thấy này cùng với sáng, tối, hư không vốn là một thể thì dĩ nhiên sáng và tối là hai tướng đối nghịch nhau. Đó là khi sáng chẳng tối, có tối chẳng sáng.

- Nếu cái thấy cùng một thể với sáng thì khi tối cái thấy phải bị diệt, lấy gì để thấy tối?

- Nếu cái thấy cùng một thể với tối thì khi sáng cái thấy cũng biến mất, lấy gì để thấy sáng?

- Nếu sáng tối khác nhau mà cái thấy lại không sanh diệt như thế thì làm sao nói đồng một thể được?

2) Nếu nói cái thấy cùng với tối, sáng và hư không chẳng phải một thể nghĩa là khi lìa sáng, tối và hư không thì làm gì còn cái thấy vì mất đi đối tượng?

Sáng, tối, hư không ba thứ đều khác biệt thì cái thấy từ đâu mà có? Còn nói sáng, tối đối nghịch nhau thì làm sao nói đồng (giống nhau) được? Rời sáng, tối và hư không ra, không có cái thấy thì làm sao nói khác được? Nếu không thể phân chia đây là hư không, đó là cái thấy thì làm sao lại nói “không đồng”. Thêm nữa, cái thấy, thấy cả sáng, thấy cả tối thì tại sao lại nói “không phải khác”?

Vậy hãy suy nghĩ cho kỹ : sáng do mặt trời, tối do đêm không trăng, chỗ trống thuộc về hư không, nơi bít là thuộc về đất, cái thấy có biết còn hư không thì không biết, chẳng hòa chẳng hợp. Vậy cái thấy từ nơi đâu mà sinh, không lẽ tự nhiên có?

Nên biết rằng Kiến, Văn, Giác, Tri (thấy, nghe, hay, biết) thì thể tánh viên mãn cùng khắp mọi nơi, vốn không lay động, ngay cả với hư không vô biên cũng chẳng động. Nói chung, lục đại : đất, nước, gió, lửa, hư không và kiến (thấy) đều là Như Lai Tạng, vốn không sinh diệt.

Phật dạy rằng, vì ông A Nan đánh mất tự tánh của chính mình nên không thấu biết được kiến, văn, giác, tri của ông vốn là Như Lai Tạng nhiệm mầu. Vì thế Phật mới hỏi thêm rằng cái thấy, nghe, hay, biết đó là sinh hay diệt, là đồng hay dị, là chẳng sinh diệt hay chẳng đồng dị?

Sau cùng Đức Phật giải thích rằng trong Như Lai Tạng (chơn tâm), tánh thấy kia vốn sáng suốt nhiệm mầu xưa nay trùm khắp pháp giới, chỉ tùy theo mức độ nhận thức từ tâm chúng sanh và ứng theo nghiệp cảm mà hiện ra các cảnh giới đó thôi. Nói cách khác, tánh thấy vốn thanh tịnh, hiện lượng (thấy mà không có sự phân biệt) và trực giác (thấy sao biết vậy), vốn thanh tịnh khắp cả mười phương pháp giới, tùy tâm của chúng sinh phân biệt như thế nào thì hiện ra theo sự hiểu biết của chúng sinh như thế ấy.

Cũng như tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm, thân xúc, ý biết cùng khắp mười phương pháp giới, đâu có phương hướng xứ sở nhất định, tùy theo nghiệp của chúng sinh mà hiện ra.

Đoạn kinh nầy khai thị cho chúng sinh biết rằng cái thấy vốn là tánh thanh tịnh của Như Lai Tạng trong khắp mười phương thế giới, nhưng khi vọng niệm khởi lên thì cái thấy biến thành “kiến chấp” tức là cái thấy có sự cố chấp cộng vào. Cái thấy chân thật là cái thấy tự bản tâm, từ Như Lai Tạng bản thể phát hiện chớ không phải cái thấy từ nhãn căn (con mắt) bởi vì bất cứ cái gì có hình dáng, bóng sắc đều là giả dối, không thật. Kinh Kim Cang nói rằng : ”Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” là vậy.
Ngay cả cảnh giới A Di Đà cũng đều từ trong tâm của chúng sinh hiễn hiện khi con người niệm Phật đến chỗ Nhất tâm bất loạn. Nếu thấy trên trời có những cụm mây kết lại giống như hình Đức Phật hay Bồ-tát thì đây chỉ là cụm mây chớ không có Phật hay Bồ-tát nào thật sự xuất hiện cả. Con người không thông hiểu kiến đại nên tin tưởng mù quáng vào cái thấy của mắt mà sống trong điên đảo khổ đau cũng vì lấy giả làm chân. Nói cách khác chúng sinh thấy thật mà không thật thấy. Thấy thật là mắt thịt thấy những hiện tượng sinh diệt, còn thật thấy là mắt trí tuệ thấy được thật tướng trong Như Lai Tạng bản thể.

Thí dụ dòng điện là Như Lai Tạng vì không có ai thấy được nó tuy nó hiện hữu khắp mọi nơi. Nếu gắn dòng điện vào bóng đèn thì đèn cháy, nếu gắn dòng điện vào TV thì TV có hình…Do đó dòng điện đâu có phương hướng xứ sở gì mà khi tùy duyên nghĩa là nếu con người biết dùng nó thì thấy sự phát hiện, ứng dụng của nó. Tâm của chúng sinh cũng thế vẫn là một, nhưng nếu đến với mắt thì thấy, đến với tai thì nghe, đến với mũi thì ngửi…tùy duyên phát hiện.

7) Thức đại hoàn nguyên.

A Nan! Thức đại không có nguồn gốc, nhân sáu thức căn trần giả tạm mà phát sinh. Nay ông hãy dùng mắt ngó lướt qua khắp hết thánh chúng trong hội này xem. Cái tánh thấy của ông như tấm gương, tiếp thu tất cả hình dáng in vào mà không có mảy may phân biệt (hiện lượng tiếp thu tánh cảnh). Rồi ông hãy dùng cái thức của ông theo thứ lớp mà chỉ ra. Đây là ông Văn Thù, đây là ông Phú Lâu Na, đây là ông Mục Kiền Liên, đây là ông Tu Bồ-đề, đây là Xá Lợi Phất…Cái thức phân biệt của ông sanh từ mắt? Hay sanh bởi các tướng? Do hư không? Hay không do gì mà thức bỗng nhiên sinh ra?

A Nan! Nếu bảo rằng : Thức do mắt sanh. Phỏng sử không có các tướng sắc, không tối, sáng thì cái tánh thấy của ông còn có cơ sở để tồn tại được không? Cái thấy còn không thể có thì còn dựa vào đâu để có được cái thức phân biệt của ông? Nếu bảo rằng : Thức sanh do các tướng chứ không phải do cái thấy. Thế thì ông lấy gì để thấy được sáng tối? Sáng tối đã không thấy thì cũng không biết được các sắc tướng không? Các tướng còn không có thì “cái thức” do đâu tồn tại? Nếu cho rằng : Thức sanh do hư không, nó ngoài cả các tướng và tánh thấy. Nếu quả thật vậy, thì ông không còn biện biệt được gì vì chẳng có gì cho ông phân biệt.

Nếu bảo rằng : cái thức không nhân gì bỗng nhiên mà phát sanh, làm sao lại không phân biệt mặt trăng sáng, trong lúc mặt trời đứng bóng?

Ông hãy chín chắn mà tư duy : Cái tánh thấy gá vào mắt của ông. Các tướng thuộc tiền trần. Có cái hình tướng là có. Cái không dáng mạo là không. Còn cái thức như vậy nhân đâu mà ra? Cái thức thì năng động. Cái tánh thấy thì lặng lẽ, không phải hòa, không phải hợp. Nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức cũng vậy. Thế thì không lẽ cái thức phân biệt không do đâu mà tự có?

A Nan! Ông nên biết : Nếu cái thức đó không do đâu thì nên biết cái thức đại nhận biết và cái căn đại thấy, nghe, hay, biết vẳng lặng cùng khắp. Bản tính không nương đâu mà có, kiến đại và thức đại cùng với địa, thủy, hỏa, phong, không, gọi chung là bảy đại, thể tánh viên dung, không sanh không diệt. Tất cả đều là diệu dụng của Như Lai Tạng biểu hiện.

A Nan! Tâm ông nông nổi, không nhận biết được các điều kiến văn, giác, tri vốn là tánh Như Lai Tạng. Ông hãy xét sáu cái thức là đồng hay là khác, là không hay là có, là không phải đồng, không phải khác, hay không phải không, không phải có. Ông vốn không biết trong Như Lai Tạng, cái thức nơi tâm linh là cái tác dụng nhận biết của tính minh bản giác. Và tánh minh bản giác thật là chân tánh của thất đại. Bản giác diệu minh yên lặng cùng khắp pháp giới, ẩn hiện thập phương hư không, đâu có chỗ ở, theo nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết lầm tưởng nhơn duyên hoặc cho là tự nhiên, đều là phân biệt so đo của ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn thuyết luận đàm mà hoàn toàn không có thực nghĩa.

Thức là sự phân biệt do sáu căn duyên với sáu trần mà phát sinh. Thí dụ mắt thấy cái nhà mà tâm không biết vật đó là cái gì, nhưng nhờ có thức đại nên tâm liền phân biệt để cho biết đó là cái nhà. Vậy thức đại là sự phân biệt nương theo nhãn căn thì gọi là nhãn thức, nương theo ý căn thì gọi là ý thức, nương theo tỷ căn thì gọi là tỷ thức, nương theo thiệt căn thì gọi là thiệt thức, nương theo thân căn thì gọi là thân thức. Vì thế thức đại lúc nào cũng nương theo sự đối đãi giữa căn và trần mà phát khởi. Cái thấy thuộc về giác quan tức là trực giác nên không có phân biệt đối đãi cũng như cái kính chiếu cảnh, cảnh vật thế nào thì nó phản chiếu như thế ấy, không thêm không bớt.
Ngược lại thức thì có phân biệt tốt xấu, cao thấp, trong ngoài, buồn vui…Thí dụ nếu mắt nhìn một vật gì thì tâm biết đó là sự vật, nhưng tâm không thể cho biết sự vật đó là gì nếu không có thức. Thức chính là sự phân biệt đối đãi dựa vào những ý niệm đã có sẵn trong Tàng thức. Thí dụ, mắt nhìn cái ly thì tâm biết ngay đó là cái ly. Nhưng tại sao biết là cái ly mà không phải cái chén hay cái tô? Bởi vì trong quá khứ, con người đã biết vật đó là cái ly nên khi mắt vừa thấy vật đó, tâm liền phân biệt, so sánh những hình ảnh đã có trong Tàng thức và sau cùng kết luận vật đó có hình dáng giống như cái ly. Tuy nói dài dòng, nhưng những hiện tượng này xảy ra rất nhanh như luồng điện nên con người thường không nhận biết được sự phân biệt của tâm. Ngược lại nếu con người chưa bao giờ thấy vật đó thì tâm không bao giờ có sự phân biệt để cho biết vật đó là gì.
Vì thế nhìn thì mắt vẫn nhìn, nhưng tâm cứ mơ mơ màng màng, không biết đó là vật gì. Ngày xưa khi còn ở Việt Nam, chúng ta đâu có biết “Hot dog hay Hamburger” của Mỹ. Nếu bây giờ về Việt Nam mà nói về hot dog hay hamburger thì làm sao người Việt Nam bên đó hình dung hay hiểu được bạn muốn nói gì. Ngày nay khoa học cũng áp dụng lối phân biệt so sánh trong phần nhớ của những máy vi tính giống như thức đại của nhà Phật. Một thí dụ rất thông dụng là các bảng hiệu cho biết nhiệt độ và thời giờ ở ngoài xa lộ. Nhiệt độ được phân chia theo từng độ từ cực lạnh đến thật nóng. Khi hàn thử biểu ghi nhận bất cứ nhiệt độ nào ở bên ngoài thì phần so sánh liền chạy vào trong tấm phân độ để so sánh. Khi so sánh đúng với bất cứ nhiệt độ nào thì nó sẽ gởi tín hiệu trên màn TV để cho biết hiện giờ là bao nhiêu độ hay mấy giờ. Dựa theo Duy thức luận thì thức là chỉ cho thức thứ sáu tức là ý thức, còn cái thấy là chỉ về năm thức trước (tiền ngũ thức) là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức. Lục trần có hai phần :

1) Những pháp buồn vui như sắc, thanh, hương, vị, xúc là tiền trần bởi vì khi ngũ căn tiếp xúc với tiền trần thì hiện tượng này chỉ xảy ra trong hiện tại và căn, trần phải tiếp xúc được với nhau. Thí dụ mắt thì phải thấy cảnh như núi cao, rừng thẳm, xe cộ, nhà cửa…Tai phải nghe âm thanh, mũi phải ngửi mùi hương, lưỡi phải nếm mùi vị và thân phải cảm giác nóng lạnh êm đềm…

2) Ngược lại, Pháp trần là những việc ở xa mà ngũ quan không thể tiếp xúc với tiền trần, chỉ do ý căn tưởng nhớ được. Thí dụ như một người ở Cali mà đang nói về cảnh nhộn nhịp ở Sàigòn thì hình ảnh Sàigòn chỉ có trong tư tưởng nên gọi là pháp trần. Vì người đó ngày xưa đã ở Sàigòn nên những cảnh giới hiện trở lại trong tâm thức mặc dù họ đang ở Cali. Ý căn duyên với pháp trần nghĩa là ý căn nhớ lại những chuyện xảy ra ngày xưa mà giống y như họ đang thấy cảnh đó xuất hiện ở ngay trước mắt chớ mắt, tai, mũi…không thể thấy, nghe, ngửi những việc đang xảy ra ở Sàigòn. Cái thấy biết này là không thật bởi vì những gì đã lưu lại trong ký ức của họ thì đã xảy ra quá lâu trong quá khứ chớ đâu phải đang xảy ra. Thí dụ vào ban đêm, khi mắt nhìn thấy ánh sáng của một vì sao. Vì khoảng cách giữa địa cầu và hành tinh đó rất xa, có thể xa đến vài ngàn năm ánh sáng (hàng tỷ cây số) nên khi ánh sáng đó chiếu vào mắt thì lúc bấy giờ tuy mắt đang thấy hành tinh đó, nhưng cái thấy của mắt là thấy ánh sáng mà hành tinh đó đã chiếu ra vài ngàn năm ánh sáng về trước.
Nói cách khác, tuy mắt đang thấy ánh sáng từ hành tinh đó phát ra, nhưng ánh sáng đó đã phát ra cách nay mấy trăm năm hoặc mấy ngàn năm về trước chớ không phải ngay bây giờ. Một thí dụ khác nếu con người chưa bao giờ đặt chân lên Hỏa tinh thì làm sao giải thích trên Hỏa tinh có những thứ gì? Hay một người cả đời chưa bao giờ đến Paris thì không biết gì về Paris để diễn tả. Vì thế những tư tưởng có trong Tạng thức mà ý căn duyên khởi phải là những kinh nghiệm mà con người đã thấy, biết, nghe, nếm, ngửi hay cảm xúc được.

Như khi con người vừa mở mắt ra trông các sự vật thì chỉ trông thấy như bóng hiện trong gương nghĩa là cái thấy của “hiện lượng” tức là thu tiếp tánh cảnh mà chưa có sự phân biệt. Cái chưa phân biệt được vật đó là vật gì thì đó là căn đại. Nhưng trong khoảng khắc sau trong căn đại, thức đại phát sinh để phân biệt người này người nọ, vật này vật kia…Cái thấy lúc bấy giờ biến từ hiện lượng (trực giác) sang “tỷ lượng” (phân biệt) làm tâm phát sinh vọng tưởng tức là thức tâm.

Trong đoạn kinh này, Đức Phật bảo ông A Nan dùng mắt ngó quanh thật nhanh trong đại chúng thì cái thấy này là hiện lượng, chưa có sự phân biệt. Nhưng sau đó ông A Nan nhìn kỹ nghĩa là có sự phân biệt của ý thức nên ông mới thấy nào có ông Văn Thù, ông Xá Lợi Phất…Vậy vọng thức phân biệt từ đâu mà ra? Là do mắt sanh ra, do các tướng sanh ra, do hư không sanh ra hay không do gì mà thức tự có?

1) Nếu thức tâm là do mắt sinh ra mà không có tướng, không có đối tượng thì không có duyên khởi thì làm sao có được kiến, văn, giác, tri để có sự phân biệt?

2) Nếu thức tâm là do tướng sanh ra chớ không phải do cái thấy thì đâu có mắt để thấy sáng tối. Tướng ở bên ngoài thì làm sao vào trong tâm để có sự phân biệt được nếu không có mắt?

3) Nếu do hư không sanh thì chẳng có tướng cũng chẳng có thấy. Mà không có cái thấy thì lấy gì để phân biệt?

4) Còn nếu thức tâm không có nhân, đột nhiên mà có thì đâu cần phải có mắt hay đối tượng. Không đối tượng thì làm gì có sự phân biệt.

Như thế địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến và thức đều là thất đại tánh viên dung tròn khắp, vốn là Như Lai Tạng không sanh không diệt. Phật bây giờ mới kết luận rằng trong Như Lai Tạng, tánh của thức là sáng suốt, tánh giác ngộ là chơn thức. Bản giác luôn trong sáng nhiệm mầu, vắng lặng cùng khắp pháp giới, bao hàm tỏa khắp mười phương hư không và biến hiện tùy theo nghiệp. Chúng sinh không thể biết được nếu tâm vẫn còn vọng tưởng chấp trước.

Nói tóm lại thất đại : địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến và thức chính là chủ tể vận hành trong càn khôn vũ trụ này. Không có nơi nào và vật gì trên thế gian vũ trụ này mà ngoài thất đại cả. Vì tầm quan trọng đó mà Đức Phật mới thu thất đại để trả mọi vật trở về với tánh thanh tịnh, bất sinh bất diệt, như như bất động của Như Lai Tạng. Tuy vật chất rộng lớn bao la, nhưng tất cả cũng quy về “sắc tức là không và không tức là sắc” nghĩa là động là sắc còn tĩnh thì tất cả là không. Vì thế khi tĩnh có nghĩa là tâm không còn khởi vọng niệm, không còn sự phân biệt đối đãi thì cái tâm này sẽ biến thành chơn tâm, Phật tánh, Như Lai Tạng vậy.

No comments:

Post a Comment