I. NGƯỜI
TRỤ TRÌ VỚI CÔNG TÁC HOẰNG PHÁP:
Người làm trụ
trì ngày nay ngoài công việc phục vụ tín ngưỡng phải có một đời sống tâm linh,
để đưa chánh pháp của Đức Phật đi vào đời sống. Bằng phương thức truyền bá tư
tưởng của Đức Phật qua kiến thức Phật học mà mình đã thực nghiệm, không phải
ngôn ngữ của văn tự (đây là " tử ngữ" = ngôn ngữ chết ) mà bằng thực nghiệm
tự thân ( gọi là " hoạt ngữ "= ngôn ngữ sống ). Đây mới chính là đưa đạo Phật đi
vào cuộc đời , nhằm chuyển hoá cuộc đời . Có được như vậy Đạo Phật mới thực sự
có lợi ích, nếu không thể hiện được điều nầy thì giáo lý Phật giáo có hay có đẹp
cũng chỉ là cái xác khô không hơn không kém vì đệ tử của Ngài không làm được
những gì Ngài dạy thì làm sao dạy cho ai!. Một câu chuyện ngụ ngôn dân gian Việt
Nam kể: " có một anh chàng bán kem đánh răng dạo, anh quảng cáo huyên thuyên;
nào kem giúp răng không sâu, giử được răng bền trắng đẹp , khi mọi người đến mua
anh nở nụ cười hàm răng anh bị sâu ăn hết nửa...". Tuy câu chuyện có vẽ buồn
cười của người quảng cáo nhưng cũng làm cho chúng ta cảm thấy thấm thía khi
người học Phật nói Pháp rất hay, thông làu kinh,luận nhưng lại khổ đau, hận thù
.
Đễ thực hiện
nhiệm vụ trong công tác hoằng pháp Tổ Pháp Diễn đưa ra một số nhận định mà người
làm trụ trì cần phải co khi quản lý cơ sở:
a) Phải có
tinh thần thủ xả (thủ thiện, xả ác): luôn luôn giử gìn những điều tốt góp
phần xây dựng đạo đức của cộng đồng xã hội, nắm giử giềng mối an nguy của cơ
sở,không gì trở ngại mà nản lòng,không gì thành tựu mà tự
mãn.
b) Phải có
Nhân: Có đạo phong của người xuất gia học đạo, phải phát triển giáo dục tín
đồ hướng dẫn mọi người chánh tín, xây dựng tinh thần nếp sống
đạo.
c) Phải có
Minh: Giữ được giềng mối lễ nghĩa, đặt sự an nguy của đạo lên trên sự an
nguy của bản thân, biết quyết đoán, xử dụng cận sự (người giúp việc) để lo cho
đạo, phát triển tinh thần hoà hợp tạo được quyến thuộc càng ngày càng đông để
làm công tác Phật sự lớn hơn.
d) Phải có
Dũng: Phải là người nhiệt tình đầy quả cảm với công tác Phật sự, không nệ
khó khăn, trở ngại, có ý chí kiên định, lập trường dứt khoát. Bốn yếu tố trên có
đủ thì chùa chiền hưng thịnh Phật pháp nhờ thế mà được rộng mở mọi nơi, thiếu
một trong 4 yếu trên thời nguy, thiếu hết thời người làm trụ trì tất hỏng, cơ sở
Phật giáo khó mà phát triển.
II THỰC
HIỆN PHƯƠNG CHÂM CẢM HÓA LÒNG
NGƯỚI:
1)Có thể nói
tinh thần của Đạo Phật là nhiếp hoá (cảm hoá và nhiếp phục) để họ chuyển từ
những người không thân trở thành thân, người chống đối trở thành quyến thuộc như
ngày nay chúng ta thường nói "ĐẮC NHÂN TÂM" với 2 phương
pháp:
a) Tự nhiếp:
Tự thân của người truyền đạo phải luôn luôn tu dưỡng bản thân, hoàn chỉnh nhân
cách của chính mình làm mô phạm cho mọi người xung quanh. Như kinh Pháp cú đức
Phật đã dạy:
Không ai làm
cho chúng ta thanh tịnh,
Không ai làm cho chúng ta ô uế,
Chính chúng ta làm cho chúng ta thanh tịnh,
Chính chúng ta làm cho chúng ta ô uế
Không ai làm cho chúng ta ô uế,
Chính chúng ta làm cho chúng ta thanh tịnh,
Chính chúng ta làm cho chúng ta ô uế
Muốn cho mọi
người theo mình việc quan trọng trước nhất phải thể hiện "Tri hành hợp nhất hay
còn gọi Hạnh giải tương ưng" (lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau) nếu
không thực hiện đươc điều nầy thì con đường giáo hoá mọi người chỉ là ảo tưởng
không bao giờ thực hiện được lâu dài. Nếu có khôn khéo che giấu ở giai đoạn đầu
nhưng rồi thời gian sự thật mình cố tạo ra bên ngoài, mọi người cũng nhận chân
sự thật .
b) Nhiếp tha:
Nhiếp phục mọi người bằng 6 cách đễ hướng dẫn họ trở thành những "quyến
thuộc".
-Nhiếp thọ:
Giữ gìn điều phục những người mới phát tâm.
- Tăng thượng
nhiếp thọ: Tùy theo môi trường sinh hoạt mà giáo hóa mọi người càng lúc niềm tin
càng được vững chắc không lay chuyển.
- Nhiếp thụ
nhiếp thọ : Chúng ta là người lãnh đạo quần chúng phải có trách nhiệm hướng dẫn
mọi người trong việc tu tập đúng chánh pháp không đễ họ rơi vào đường
ta.
- Đoản thời
nhiếp thọ: Người có căn tánh lanh lợi chúng ta chỉ hướng dẫn họ trong thời gian
ngắn họ có thể tiếp nhận được.
- Trường thời
nhiếp thọ: Những người có căn tánh chậm lụt nghiệp nặꮧ chướng nhiều, đòi hỏi
chúng ta phải có thời gian kiên trì lâu dài,mới có thể cảm
hoá.
- Tối hậu
nhiếp thọ: Có mục đích lý tưởng quyết theo đuổi đến cùng không bị thời gian làm
nản, lòng thối chí trên bước đường hoá độ mọi
người.
Đễ thực hiện
con đường truyền bá Chánh Pháp của Phật được kết qủa vai trò của người giử nhiệm
vụ trụ trì, ngoài tấm lòng nhiệt tình chưa đủ mà phải thể hiện bằng hành động cụ
thể.
2) Thực hiện
con đường cảm hóa:
a) Ban cho,
trao tặng để cảm hóa: Có 3 phương cách: Tài vật, Phật pháp, tinh thần vô úy
.
b) Dùng ngôn
ngử để cảm hóa: Người làm trụ trì phải có nghệ thuật giao tiếp với những ngôn
ngữ hoà ái chúng ta có thể nói đó là những "ngôn ngử giao
tiếp".
c) Dùng Thân
khẩu và ý để cảm hóa: Qua thân giáo, khẩu giáo và ý giáo tương dung tương hợp
làm lợi ích để khiến cho mọi người khởi tâm thân thiện nhằm hưóng dẫn họ đến với
đạo.
d) Dùng sự
thân cận để cảm hóa: Chính trong sinh hoạt trong đời sống giản dị, chân thật
chúng ta có thể cảm hóa mọi người dễ dàng tùy theo hoàn cảnh sống của bản
thân.
IV. KẾT
LUẬN.
Với nhiệm vụ
là trụ trì một cơ sở hạ tầng của Giáo hội, nơi giao tiếp trực tiếp với quần
chúng Phật Tử nhiều thành phần đa dạng trong xã hội thì việc truyền đạo cũng có
nhiều phương cách khác nhau "Tùy duyên hoá độ" không nhất thiết phải "cứng nhắc"
theo một khuôn mẩu nhất định nào vì Phật Pháp là "bất định pháp". Nhưng nói như
thế không có nghĩa là bất chấp mọi qui củ đạo đức của người xuất gia mà chúng ta
làm việc gì phải có cân nhắc và phải đem tâm chân thật để đến với mọi người, nếu
không sẽ trở thành phi đạo đức làm tổn thương đến Đạo mà còn làm cho sự nghiệp
của chính mình đổ vỡ.
Để kết luận bài nầy chúng tôi xin trích dẫn lời nói của
Hòa Thượng Hoặc Am Thể trong Thiền Lâm Bảo huấn (trang494) dạy: "Đạo đức là gốc
của tòng lâm, nếu người làm trụ trì mà không có đạo đức thì đem gì để giáo hóa,
người làm trụ trì thiếu phần học vấn thì còn có thể học tập thêm nhưng nếu đạo
đức không có thì chùa chiền (tòng lâm) sẽ bị mai một hoang
phế".
No comments:
Post a Comment