Saturday, 1 June 2013

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

152. Kinh Căn tu tập

(Indriyabhàvanà sutta)
 
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Kajangala, tại Mukheluvana.
Rồi thanh niên Bà-la-môn Uttara, đệ tử của Pasariya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với thanh niên Bà-la-môn Uttara, đệ tử của Pasariya đang ngồi một bên:
– Này Uttara, Bà-la-môn Pasariya có thuyết về căn tu tập cho các đệ tử không?
– Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pasariya có thuyết về căn tu tập cho các đệ tử.
– Nhưng này Uttara, Bà-la-môn Pasariya thuyết về căn tu tập cho các đệ tử như thế nào?
– Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, không nên thấy sắc với mắt, không nên nghe tiếng với tai. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pasariya thuyết căn tu tập cho các đệ tử.
– Nếu là như vậy, này Uttara, theo như lời nói của Bà-la-môn Pasariya, người mù sẽ là người có căn tu tập, người điếc sẽ là người có căn tu tập. Này Uttara, người mù không thấy sắc với mắt, người điếc không nghe tiếng với tai.
Khi được nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Uttara đệ tử của Pasariya ngồi im lặng, hổ thẹn, thụt vai, mặt cúi gầm xuống, trầm ngâm, không nói năng gì.
Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Uttara, đệ tử của Pasariya im lặng, hổ thẹn, thụt vai, mặt cúi gầm xuống, trầm ngâm, không nói năng gì, liền gọi Tôn giả Ananda và nói:
– Này Ananda, Bà-la-môn Pasariya thuyết cho các đệ tử căn tu tập một cách khác; nhưng trong giới luật các bậc Thánh, vô thượng căn tu tập khác như vậy.
– Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời ! Bạch Thiện Thệ, nay đã đến thời để Thế Tôn thuyết vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh. Sau khi nghe Thế Tôn, các vị Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
– Vậy này Ananda, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
– Này Ananda, thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: “Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả”. Cho nên, dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người có mắt, sau khi mở mắt, lại nhắm mắt lại, hay sau khi nhắm mắt, lại mở mắt ra; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các sắc do mắt nhận thức.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo tai nghe tiếng khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: “Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả”. Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người lực sĩ có thể búng tay một cách dễ dàng; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các tiếng do tai nhận thức.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo do mũi ngửi hương khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: “Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả”. Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Này Ananda, như những giọt nước mưa chảy trượt đi, không có đọng lại trên một lá sen hơi chúc xuống; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các hương do mũi nhận thức.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo lưỡi nếm vị khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: “Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lênnơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tinh, cái này là thù diệu, tức là xả”. Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Này Ananda, như một người lực sĩ có thể nhổ ra một cách dễ dàng cục đờm đọng lại trên đầu lưỡi; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các vị do lưỡi nhận thức.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo thân cảm xúc khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: “Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả”. Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, ví như một người có thể co duỗi cánh tay được co lại của mình, hay co lại cánh tay duỗi ra của mình; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các xúc do thân nhận thức.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo, ý nhận thức các pháp khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: “Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả”. Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người cho nhỏ hai ba giọt nước trong một cái chậu bằng sắt đun nóng mỗi ngày, này Ananda, các giọt nước rơi rất chậm nhưng chúng bị tiêu diệt, biến đi rất mau, cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các pháp do ý nhận thức.
Như vậy, này Ananda, là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh.
Và này Ananda, thế nào là đạo lộ của vị hữu học? Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo mắt thấy sắc khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vì rằng có khả ý khởi lên, có bất khả ý khởi lên, có khả ý và bất khả ý khởi lên, vị ấy ưu não, tàm quý, ghét bỏ. Sau khi tai nghe tiếng…, mũi ngửi hương…, lưỡi nếm vị…, thân cảm xúc…, sau khi ý nhận thức pháp, vị ấy khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vì rằng có khả ý khởi lên, có bất khả ý khởi lên, có khả ý và bất khả ý khởi lên, vị ấy ưu não, tàm quý, ghét bỏ. Như vậy, này Ananda là đạo lộ của vị hữu học.
Và này Ananda, thế nào là bậc Thánh, các căn được tu tập? Ở đây, này Ananda, sau khi mắt thấy sắc, vị Tỷ-kheo khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: “Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly”, thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: “Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly đối với (sự vật) không yếm ly”, thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn; “Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly và (sự vật) không yếm ly”, thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: “Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly đối với (sự vật) không yếm ly và (sự vật) yếm ly”, thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: “Mong rằng, tôi sau khi từ bỏ cả hai yếm ly và không yếm ly, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác “, thời ở đây, vị ấy an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo sau khi tai nghe tiếng…, mũi ngửi hương…, lưỡi nếm vị…, thân cảm xúc…, ý nhận thức pháp, vị Tỷ-kheo khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: “Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly”, thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: “Mong rằng ta an trú với tưởng yếm ly đối với (sự vật) không yếm ly”, thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: “Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly và (sự vật) không yếm ly”, thời ở đây, vị ấy sống an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: “Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly đối với (sự vật) không yếm ly và (sự vật) yếm ly”, thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: “Mong rằng, tôi sau khi từ bỏ cả hai yếm ly và không yếm ly, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác”, thời ở đây, vị ấy an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.
Như vậy, này Ananda, là bậc Thánh, các căn được tu tập.
Như vậy, này Ananda, Ta đã giảng vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh, đã giảng đạo lộ của bậc hữu học, đã giảng bậc Thánh, các căn được tu tập. Này Ananda, những gì một bậc Ðạo sư phải làm, vì lòng từ mẫn, mưu cầu hạnh phúc cho các đệ tử, những điều ấy Ta đã làm cho các Ông. Này Ananda, đây là những gốc cây, đây là những chỗ trống. Này Ananda, hãy Thiền tư, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Ðây là những lời giáo giới của Ta cho các Ông.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
 
Majjhima Nikaya 152

Indriya-bhavana Sutta
The Development of the Faculties

Translated by Bhikkhu Thanissaro

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying among the Kajjangalas in the Bamboo Grove. Then the young brahmin Uttara, a student of Parasiri (Parasivi) went to the Blessed One and, on arrival, exchanged friendly greetings and courtesies. After this exchange of courteous greetings he sat to one side.
As he was sitting there, the Blessed One said to him: “Uttara, does the brahmin Parasiri teach his followers the development of the faculties?”
“Yes, master Gotama, he does.”
“And how does he teach his followers the development of the faculties?”
“There is the case where one does not see forms with the eye, or hear sounds with the ear [in a trance of non-perception]. That’s how the brahmin Parasiri teaches his followers the development of the faculties.”
“That being the case, Uttara, then a blind person will have developed faculties, and a deaf person will have developed faculties, according to the words of the brahmin Parasiri. For a blind person does not see forms with the eye, and a deaf person does not hear sounds with the ear.”
When this was said, the young brahmin Uttara sat silent and abashed, his shoulders slumped, his head down, brooding, at a loss for words. The Blessed One — noticing that Uttara was sitting silent and abashed, his shoulders slumped, his head down, brooding, at a loss for words — said to Ven. Ananda, “Ananda, the development of the faculties that the brahmin Parasiri teaches his followers is one thing, but the unexcelled development of the faculties in the discipline of a noble one is something else entirely.”
“Now is the time, O Blessed One. Now is the time, O One Well-Gone, for the Blessed One to teach the unexcelled development of the faculties in the discipline of the noble one. Having heard the Blessed One, the monks will remember it.”
“In that case, Ananda, listen and pay close attention. I will speak.”
“As you say, lord,” Ven. Ananda responded to the Blessed One.
The Blessed One said: “Now how, Ananda, in the discipline of a noble one is there the unexcelled development of the faculties? There is the case where, when seeing a form with the eye, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that ‘This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing…this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.’ With that, the arisen agreeable thing…disagreeable thing…agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a man with good eyes, having closed them, might open them; or having opened them, might close them, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing…disagreeable thing…agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to forms cognizable by the eye.
“Furthermore, when hearing a sound with the ear, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that ‘This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing…this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.’ With that, the arisen agreeable thing…disagreeable thing…agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a strong man might easily snap his fingers, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing…disagreeable thing…agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to sounds cognizable by the ear.
“Furthermore, when smelling an aroma with the nose, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that ‘This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing…this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.’ With that, the arisen agreeable thing…disagreeable thing…agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as drops of water roll off a gently sloping lotus leaf and do not remain there, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing…disagreeable thing…agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to aromas cognizable by the nose.
“Furthermore, when tasting a flavor with the tongue, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that ‘This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing…this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.’ With that, the arisen agreeable thing…disagreeable thing…agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a strong man might easily spit out a ball of saliva gathered on the tip of his tongue, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing…disagreeable thing…agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to flavors cognizable by the tongue.
“Furthermore, when touching a tactile sensation with the body, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that ‘This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing…this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.’ With that, the arisen agreeable thing…disagreeable thing…agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a strong man might easily extend his flexed arm or flex his extended arm, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing…disagreeable thing…agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to tactile sensations cognizable by the body.
“Furthermore, when cognizing an idea with the intellect, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that ‘This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing…this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity. With that, the arisen agreeable thing…disagreeable thing…agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a strong man might let two or three drops of water fall onto an iron pan heated all day: Slow would the falling of the drops of water, but they quickly would vanish and disappear. That is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing…disagreeable thing…agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to ideas cognizable by the intellect.
“And how is one a person in training, someone following the way? There is the case where, when seeing a form with the eye, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He feels horrified, humiliated, and disgusted with the arisen agreeable thing…disagreeable thing…agreeable and disagreeable thing.
“When hearing a sound with the ear…When smelling an aroma with the nose…When tasting a flavor with the tongue…When touching a tactile sensation with the body…When cognizing an idea with the intellect, there arises in him what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He feels horrified, humiliated, and disgusted with the arisen agreeable thing…disagreeable thing…agreeable and disagreeable thing.
“This is how one is a person in training, someone following the way.
“And how is one a noble one with developed faculties? There is the case where, when seeing a form with the eye, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. If he wants, he remains percipient of loathsomeness in the presence of what is not loathsome. If he wants, he remains percipient of unloathsomeness in the presence of what is loathsome. If he wants, he remains percipient of loathsomeness in the presence of what is not loathsome and what is. If he wants, he remains percipient of unloathsomeness in the presence of what is loathsome and what is not. If he wants — in the presence of what is loathsome and what is not — cutting himself off from both, he remains equanimous, alert, and mindful.
“When hearing a sound with the ear…When smelling an aroma with the nose…When tasting a flavor with the tongue…When touching a tactile sensation with the body…When cognizing an idea with the intellect, there arises in him what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. If he wants, he remains percipient of loathsomeness in the presence of what is not loathsome. If he wants, he remains percipient of unloathsomeness in the presence of what is loathsome. If he wants, he remains percipient of loathsomeness in the presence of what is not loathsome and what is. If he wants, he remains percipient of unloathsomeness in the presence of what is loathsome and what is not. If he wants — in the presence of what is loathsome and what is not — cutting himself off from both, he remains equanimous, alert, and mindful.
“This is how one is a noble one with developed faculties.
“So, Ananda, I have taught you the unexcelled development of the faculties in the discipline of a noble one; I have taught you how one is a person is in training, someone following the way; I have taught you how one is a noble one with developed faculties. Whatever a teacher should do — seeking the welfare of his disciples, out of sympathy for them — that have I done for you. Over there are the roots of trees; over there, empty dwellings. Practice jhana, Ananda. Don’t be heedless. Don’t later fall into regret. This is our message to you all.”
That is what the Blessed One said. Gratified, Ven. Ananda delighted in the Blessed One’s words.
Source: http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn152.html (Revised: 9 November 1998)
 
 
 

Định và năm chi phần

Kinh Tăng Chi Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch

CHƯƠNG NĂM
NĂM PHÁP

III. PHẨM NĂM PHẦN

——————————————————————————————
 
(VII) (27) ĐỊNH
1. – Này các Tỷ-kheo, thông minh, thường niệm, hãy tu tập vô lượng định. Với ai thông minh thường niệm, tu tập vô lượng định, tự mỗi người ấy khởi lên năm trí. Thế nào là năm?
2. Định này hiện tại lạc và tương lai có quả dị thục lạc, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.
Định này thuộc bậc Thánh, không thuộc vật chất, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên. Định này không do người ác thực hiện, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên.
Định này an tịnh, thù diệu đem đến khinh an, đạt được nhất tâm, không phải là sự chế ngự gò ép thường xuyên, trong mỗi người, trí (như vậy) khởi lên: “An tịnh, ta nhập định này. An tịnh, ta xuất khỏi định này”, trong mỗi người trí (như vậy) khởi lên.
Này các Tỷ-kheo, thông minh, thường niệm, hãy tu tập vô lượng định. Với ai thông minh, thường niệm, hãy tu tập vô lượng định, tự mỗi người ấy, khởi lên năm trí này.
 
(VIII) (28) NĂM CHI PHẦN
1. – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng sự tu tập Thánh chánh định gồm có năm chi phần. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo, như thế nào là sự tu tập Thánh chánh định gồm có năm chi phần?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục… chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất với tầm, với tứ. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
3. Ví như, này các Tỷ-kheo, như một người hầu tắm hay đệ tử hầu tắm, sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước. Cục bột tắm ấy được thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho dung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
Đây là sự tu tập thứ hai về Thánh chánh định gồm có năm chi phần.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo làm cho tịnh chỉ tầm và tứ… chứng đạt và an trú Thiền thứ hai. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do tịnh định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.
5. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hồ nước, nước tự dâng lên, phương Đông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra, và thỉnh thoảng trời lại mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nuớc ấy phun ra, thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy hồ nước ấy với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm này với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.
Đây là sự tu tập thứ hai về Thánh chánh định gồm có năm chi phần.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Vị Tỷ-kheo ấy thấm nhuần với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.
7. Ví như, này các Tỷ-kheo, trong hồ sen xanh, hồ sen hồng ha sen trắng, những bông hoa ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần, tẩm ướt, tràn đầy thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân này với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, đây là sự tu tập thứ ba về Thánh chánh định gồm có năm chi phần.
8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh. Tỷ-kheo ấy ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.
9. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che phủ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngồi thấm nhuần toàn thân này với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, đây là sự tu tập thứ tư về Thánh chánh định gồm có năm chi phần.
10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, quán sát tướng được vị Tỷ-kheo khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập với trí tuệ.
11. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quán sát một người khác, người đứng quán sát người ngồi, hay người ngồi quán sát người nằm. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, quán sát tướng được Tỷ-kheo khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thế nhập với trí tuệ.
Này các Tỷ-kheo, đây là sự tu tập thứ năm về Thánh chánh định gồm có năm chi phần.
Tu tập như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với Thánh chánh định gồm có năm chi phần được làm cho sung mãn như vậy, tùy thuộc theo pháp gì cần phải được giác ngộ với thắng trí, tâm vị ấy hướng đến để được giác ngộ với thắng trí. Tại đấy, tại đấy vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy dầu thuộc loại xứ nào.
12. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái ghè nước đặt trên một cái giá, ghè ấy đựng đầy nước, tràn đầy đến nỗi con quạ có thể uống được. Và một người có sức mạnh đến lắc qua lắc lại cái ghè ấy, như vậy nước có đổ ra chăng?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tu tập như vậy, Thánh chánh định gồm có năm chi phần được làm cho sung mãn như vậy, tùy thuộc theo pháp gì cần phải được giác ngộ với thắng trí, tâm vị ấy hướng đến để được giác ngộ với thắng trí. Tại đấy, tại đấy vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào.
13. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hồ nước trên một khoảnh đất bằng, bốn góc có bờ đê đắp cao đầu tràn nước đến nỗi con quạ có thể uống được. Rồi một người có sức mạnh đến tháo bờ đê chỗ này chỗ kia, như vậy nước có đổ ra chăng?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tu tập như vậy… dầu thuộc loại xứ nào.
14. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên đất bằng, tại chỗ ngã tư, có một chiếc xe đang đậu, thắng với ngựa thuần chủng, có gậy thúc ngực đặt ngang sẵn sàng. Có người huấn luyện ngựa thiện xảo, người đáng xe điều ngự các con ngựa đáng được điều ngựa, leo lên xe ấy, tay trái nắm lấy dây cương tay mặt cầm lấy gậy thúc ngựa, có thể đánh xe ngựa ấy đi tới đi lui tại chỗ nào và như thế nào theo ý mình muốn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như vậy, Thánh chánh định gồm có năm chi phần được làm cho sung mãn như vậy, tùy thuộc theo pháp gì cần phải được giác ngộ với thắng trí, tâm vị ấy hướng đến để được giác ngộ với thắng trí. Tại đấy, tại đấy vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào.
15. Nếu vị ấy ước muốn: “Ta sẽ chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân… ” (xem trước, số 23, mục 6)… dầu thuộc loại xứ nào.
16. Nếu vị ấy ước muốn: “Thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân… ” (xem trước, số 23, mục 7)
17. Nếu vị ấy ước muốn: “Mong rằng với tâm của mình có thể hiểu biết được tâm của các loại chúng sanh khác… ” (xem trước, số 23, mục 8)…
18. Nếu vị ấy ước muốn: “Ta sẽ nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời… ” (xem trước, số 23, mục 9)…
19. Nếu vị ấy ước muốn: “Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, ta thấy sự sống chết của chúng sanh… ” (xem trước, số 23, mục 10)
20. Nếu vị ấy ước muốn: “Do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”. Tại đấy, tại đấy, vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến trạng thái ấy, dầu thuộc loại xứ nào.
 

Đại kinh Xóm ngựa

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

39. Ðại kinh Xóm ngựa
(Mahà-Assapura sutta)

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
.

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Anga (Ương- già), tại một xã ấp của dân chúng Anga, tên là Assapura (xóm Ngựa). Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
– Sa-môn! Sa-môn! Này các Tỷ-kheo, dân chúng biết các Ông là vậy. Và nếu các Ông được hỏi: “Các Ông là ai!” Các Ông phải tự nhận: “Chúng tôi là Sa-môn”. Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được danh xưng như vậy, đã tự nhận là như vậy, thì này, các Tỷ-kheo, các Ông phải tự tu tập như sau: “Chúng ta sẽ thọ trì và thực hành những pháp tác thành Sa-môn, những pháp tác thành Bà-la-môn. Như vậy, danh xưng này của chúng ta mới chân chánh và sự tự nhận này của chúng ta mới như thật. Và những đồ cúng dường mà chúng ta thọ hưởng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh mới có được kết quả lớn, lợi ích lớn cho chúng ta. Và chúng ta xuất gia không thành vô dụng, có kết quả, có thành tích”.
(Giới hạnh)
Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp tác thành Sa-môn, và các pháp tác thành Bà-la-môn? “Chúng ta sẽ thành tựu tàm quý”, như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các Ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? “Thân hành chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì thân hành thanh tịnh ấy, khen mình, chê người”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? “Khẩu hành chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì khẩu hành thanh tịnh ấy, khen mình, chê người”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? “Ý hành chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì ý hành thanh tịnh ấy, khen mình, chê người”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, và ý hành thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? “Sanh mạng chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì sanh mạng thanh tịnh ấy, khen mình, chê người”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
(Hộ trì các căn)
Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? “Chúng ta phải hộ trì các căn. Khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, chúng ta sẽ tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng… mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu, bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, chúng ta sẽ tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, và các căn đã được hộ trì, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
(Tiết chế ăn uống)
Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? “Chúng ta phải biết tiết độ trong ăn uống, với chánh tư duy, chúng ta thọ thực, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để (thân này) khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy chúng ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên cảm thọ mới, và chúng ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Nhưng này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh và các căn đã được hộ trì, ăn uống có tiết độ, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
(Chú tâm cảnh giác)
Này các Tỷ-kheo, thế nào la các công việc đáng phải làm hơn nữa? “Chúng ta phải chú tâm cảnh giác. Ban ngày đi kinh hành (hay) trong lúc ngồi, chúng ta phải tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm canh một đi kinh hành (hay) trong lúc ngồi, chúng ta phải tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm canh giữa, chúng ta phải nằm dáng nằm con sư tử, nghiêng bên hông tay phải, một chân đặt trên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, tâm nghĩ đến lúc thức dậy lại. Ban đêm canh đầu thức dậy, đi kinh hành (hay) trong lúc ngồi, chúng ta phải tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Nhưng này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, các căn đã được hộ trì, ăn uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
(Chánh niệm tỉnh giác)
Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? “Chúng ta phải chánh niệm tỉnh giác, khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác, khi ăn uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác, khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi đứng, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Nhưng này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: “Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, các căn đã được hộ trì, ăn uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa”. Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
(Ðoạn trừ các triền cái)
Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm và thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử hối tiếc, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Này các Tỷ-kheo, như một người mắc nợ liền làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, người ấy không những trả được nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia mắc nợ nên làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, ta không những trả được những nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ”. Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, như một người bị bệnh, đau đớn, trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Sau một thời gian, người ấy khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia bị bệnh, đau đớn trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Nay ta khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục”. Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, như một người bị nhốt trong ngục. Người ấy sau một thời gian được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia bị nhốt trong ngục, nay ta được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn. “Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, như một người nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Người ấy sau một thời gian thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người giải thoát, được tự do đi lại.
Người ấy nghĩ: “Ta trước kia bị cảnh nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Nay ta thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người giải thoát, được tự do đi lại”. Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, như một người giàu có, nhiều tài sản, đang đi qua bãi sa mạc. Người ấy sau một thời gian đã đi khỏi bãi sa mạc ấy, đến đầu làng, yên ổn, không có nguy hiểm, tài sản không bị tổn giảm. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia giàu có, nhiều tài sản, đi qua bãi sa mạc. Nay ta đã đi qua khỏi bãi sa mạc ấy, yên ổn, không có nguy hiểm, tài sản không bị tổn giảm”. Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự mình, quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường qua sa mạc. Này các Tỷ-kheo, cũng như không mắc nợ, không bị bệnh tật được khỏi tù tội, được tự do, đến được đất lành yên ổn. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán năm triền cái khi chúng được diệt trừ.
(Bốn tầng thiền-na)
Sau khi đã đoạn trừ năm triền cái này, những triền cái làm ô nhiễm tâm tư, làm yếu ớt trí tuệ, vị ấy ly dục, ly ác, bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không có hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, như một người hầu tắm lão luyện, hay đệ tử người hầu tắm, sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, nhào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, ví như một hồ nước, nước từ trong dâng lên, phương Ðông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra, và thỉnh thoảng trời mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra, thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh thấm nhuần.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là “xả niệm lạc trú”, chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen hồng hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần, tẩm ướt, tràn đầy thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che thấu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.
(Ba Minh)
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sinh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này các Tỷ-kheo, ví như một người đi từ làng mình đến làng khác, từ làng ấy đi đến một làng khác nữa, và từ làng này lại trở về làng của mình, người ấy nghĩ: “Ta từ làng của mình đi đến làng kia, nơi đây, ta đã đứng như thế này, đã ngồi như thế này, đã nói như thế này, đã yên lặng như thế này. Từ nơi làng nọ, ta đã trở về làng của ta”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ này. Tại chỗ này, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ này, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này các Tỷ-kheo, ví như có hai nhà có cửa, và ở đây, một người có mắt đứng ở giữa, người này có thể thấy các người (khác) đi vào nhà, đi ra, đi qua, đi lại. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, vị ấy thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: “Ðây là khổ”, biết như thật: “Ðây là Nguyên nhân của Khổ”, biết như thật: “Ðây là sự Diệt khổ”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến diệt khổ”, biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân của các lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là sự đoạn trừ các lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”.
Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”.
Này các Tỷ-kheo, ví như tại dãy núi lớn có một hồ nước, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, một người có mắt, đứng trên bờ sẽ thấy con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá bơi qua lại hay đứng một chỗ. Vị ấy nghĩ: “Ðây là hồ nước thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm. Ðây là những con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá đang bơi qua lại hay đứng yên một chỗ”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết như thật: “Ðây là khổ… biết như thật: “Ðây là Con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc!” Nhờ hiểu biết như vậy, nhờ nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát, vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần phải làm đã làm xong, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”.
(Bậc A-la-hán)
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy được gọi là Sa-môn, là Bà-la-môn, là vị đã tắm sạch sẽ, là vị đã biết và hiểu rõ, là bậc có học, là bậc Thánh, là bậc A-la-hán.
Này các Tỷ-kheo, như thế nào, Tỷ-kheo là Sa-môn? Vị này đã làm cho dừng lại các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh, già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là Sa-môn.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào Tỷ-kheo là Bà-la-môn? Vị này đã tẩn xuất ra ngoài các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là Bà-la-môn.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo đã tắm sạch sẽ? Vị này đã tắm gội sạch sẽ các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã tắm sạch sẽ.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo đã biết và hiểu rõ? Vị này đã biết và hiểu rõ các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã biết và hiểu rõ.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo có học? Vị này đã tiêu diệt các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có học.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo được gọi là bậc Thánh? Vị này đã làm cho xa lìa các ác pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được gọi là bậc Thánh.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo được gọi là bậc A-la-hán? Vị này đã làm cho xa lìa các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
.

Ý kiến riêng:

Đây là một trong những bài kinh mô tả Đạo Lộ tu tập của Đạo Phật theo bài bản và thứ tự.
- Nội dung bài kinh nhắc nhở ta rằng: Trừ những trường hợp ngoại lệ (exception), một người bình thường không có thể tu hành “vượt cấp” được.
- Nhớ tới thời điểm này, đang nở rộ những phong trào “tu hành vượt cấp” đáng phải lưu ý:
Ví dụ:
- Các khóa thiền đang được khai trương hàng loạt theo phong trào. Các khóa thiền này thường dành cho các cư sĩ, sinh viên, người mới tìm hiểu Đạo Phật v.v… Dù thiền sinh chưa tu tập đủ về Giới, chưa quan tâm về các lỗi nhỏ nhặt, chưa biết phòng hộ các căn, chưa từng thực hành Chánh Niệm, tất cả cũng được dạy ngay các kĩ thuật Thiền Định (Samadhi) hoặc Thiền Quán (Vipassana).
- Sao vội vã thế? Có hiệu quả không? Lý do gì khiến các chùa đua nhau mở các khóa thiền kiểu “vượt cấp” như vậy?
Phạm Doãn

Kinh Thân Hành Niệm

Trích từ:

Tạng Kinh Trung Bộ tập III

Năm mươi kinh cuối

oooOooo

KINH GIẢNG VỀ NIỆM-ĐẶT-Ở-THÂN

Người dịch: Tỳ Khưu Indacanda

Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn trú ở thành Sāvatthi, tại Jetavana, nơi tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Khi ấy, nhiều vị tỳ khưu sau bữa ăn, trong khi đi khất thực trở về, đã cùng ngồi xuống tụ hội lại ở hội trường. Có câu chuyện trao đổi này đã được khởi lên nơi các vị: “Này chư đại đức, thật là kỳ diệu! Này chư đại đức, thật là phi thường! Đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ấy, trong khi biết, trong khi thấy, đã nói về niệm-đặt-ở-thân này, (khi) được tu tập, được thực hành thường xuyên, thì có quả báu lớn, có lợi ích lớn.’ Và câu chuyện trao đổi này của các vị tỳ khưu ấy còn chưa được chấm dứt bởi vì điều này.
Khi ấy vào buổi chiều, đức Thế Tôn, xuất khỏi thiền tịnh, đã đi đến hội trường, sau khi đến đã ngồi xuống ở chỗ ngồi được sắp đặt sẵn. Sau khi ngồi xuống, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng: “Này các tỳ khưu, ở đây bây giờ các ngươi đã ngồi chung lại vì câu chuyện gì vậy? Và câu chuyện trao đổi gì của các ngươi còn chưa được chấm dứt?”
“Bạch ngài, ở đây chúng con sau bữa ăn, trong khi đi khất thực trở về, đã cùng ngồi xuống tụ hội lại ở hội trường. Có câu chuyện trao đổi này đã được khởi lên nơi chúng con: ‘Này chư đại đức, thật là kỳ diệu! Này chư đại đức, thật là phi thường! Đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ấy, trong khi biết, trong khi thấy, đã nói về niệm-đặt-ở-thân này, (khi) được tu tập, được thực hành thường xuyên, thì có quả báu lớn, có lợi ích lớn.’ Bạch ngài, câu chuyện trao đổi này của chúng con còn chưa được chấm dứt. Khi ấy đức Thế Tôn đi đến.”
“Này các tỳ khưu, và niệm-đặt-ở-thân được tu tập như thế nào, được thực hành thường xuyên như thế nào thì có quả báu lớn, có lợi ích lớn? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xuống, xếp chân thế kiết già, giữ thân thẳng, và thiết lập niệm luôn hiện diện. Có niệm vị ấy thở ra, có niệm vị ấy thở vào. Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra dài.’ Hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’ Hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’ Hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’ Vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào.’ Đối với vị ấy, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có sự ra sức như thế, thì những dòng tư duy liên hệ đến tại gia được dứt bỏ. Do việc dứt bỏ đối với chúng, tâm gom lại, trụ lại chỉ ở nội phần, có chung một điểm, được định. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu tu tập niệm-đặt-ở-thân như thế ấy.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, trong khi đi, vị tỳ khưu nhận biết: ‘Tôi đi;’ hoặc đứng, vị ấy nhận biết: ‘Tôi đứng; hoặc ngồi xuống, vị ấy nhận biết: ‘Tôi ngồi xuống;’ hoặc có tư thế nằm, vị ấy nhận biết: ‘Tôi có tư thế nằm;’ hoặc thân của vị ấy được sử dụng như thế nào thì nhận biết nó như thế ấy. Đối với vị ấy, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có sự ra sức như thế, thì những dòng tư duy liên hệ đến tại gia được dứt bỏ. Do việc dứt bỏ đối với chúng, tâm gom lại, trụ lại chỉ ở nội phần, có chung một điểm, được định. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu tu tập niệm-đặt-ở-thân như thế ấy.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu có sự thực hành việc nhận biết rõ trong khi đi tới đi lui, có sự thực hành việc nhận biết rõ khi nhìn qua nhìn lại, có sự thực hành việc nhận biết rõ khi co tay duỗi tay, có sự thực hành việc nhận biết rõ trong việc mang y hai lớp, bình bát, y phục, có sự thực hành việc nhận biết rõ khi ăn uống nhai nếm, có sự thực hành việc nhận biết rõ ở hành động đại tiện tiểu tiện, có sự thực hành việc nhận biết rõ khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi ngủ, khi thức, khi nói, khi im lặng. Đối với vị ấy, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có sự ra sức như thế, thì những dòng tư duy liên hệ đến tại gia được dứt bỏ. Do việc dứt bỏ đối với chúng, tâm gom lại, trụ lại chỉ ở nội phần, có chung một điểm, được định. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu tu tập niệm-đặt-ở-thân như thế ấy.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu quán xét cái thân này đây từ lòng bàn chân trở lên, từ đỉnh đầu sợi tóc trở xuống, được bao bọc bởi da, chứa đầy các vật bất tịnh đủ các loại rằng: ‘Ở thân này có tóc, lông, da ngoài, da trong, thịt, gân, xương, tủy xương, thận, tim, gan, cơ hoành, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, thực phẩm chưa tiêu, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, nước mỡ (huyết tương), nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu.’
Này các tỳ khưu, cũng giống như cái bao có miệng ở hai đầu chứa đầy các loại hạt khác nhau như là: lúa sālī, lúa, đậu mugga, đậu māsa, mè, gạo. Có người nam, có thị lực, mở ra rồi xem xét từng loại hạt ấy rằng: ‘Các hạt này là lúa sālī, các hạt này là lúa, các hạt này là đậu mugga, các hạt này là đậu māsa, các hạt này là mè, các hạt này là gạo.’ Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế, vị tỳ khưu quán xét cái thân này đây từ lòng bàn chân trở lên, từ đỉnh đầu sợi tóc trở xuống, được bao bọc bởi da, chứa đầy các vật bất tịnh đủ các loại rằng: ‘Ở thân này có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy xương, thận, tim, gan, cơ hoành, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, thực phẩm chưa tiêu, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, nước mỡ (huyết tương), nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu.’ Đối với vị ấy, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có sự ra sức như thế, thì những dòng tư duy liên hệ đến tại gia được dứt bỏ. Do việc dứt bỏ đối với chúng, tâm gom lại, trụ lại chỉ ở nội phần, có chung một điểm, được định. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu tu tập niệm-đặt-ở-thân như thế ấy.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu quán xét cái thân này đây về phương diện bản chất theo như đã được tồn tại, theo như đã được xếp đặt rằng: ‘Ở thân này có chất đất, chất nước, chất lửa, chất gió.’
Này các tỳ khưu, cũng giống như người đồ tể thiện nghệ, hay học trò của người đồ tể, sau khi giết chết con bò rồi ngồi xuống ở ngã tư đường xẻ ra thành từng phần, này các tỳ khưu, tương tợ như thế ấy vị tỳ khưu quán xét cái thân này đây về phương diện bản chất theo như đã được tồn tại, theo như đã được xếp đặt rằng: ‘Ở thân này có chất đất, chất nước, chất lửa, chất gió.’ Đối với vị ấy, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có sự ra sức như thế, thì những dòng tư duy liên hệ đến tại gia được dứt bỏ. Do việc dứt bỏ đối với chúng, tâm gom lại, trụ lại chỉ ở nội phần, có chung một điểm, được định. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu tu tập niệm-đặt-ở-thân như thế ấy.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, cũng giống như vị tỳ khưu nhìn thấy tử thi bị quăng bỏ ở bãi tha ma đã chết một ngày, hoặc đã chết hai ngày, hoặc đã chết ba ngày, bị trương sình, có màu xanh xám, bắt đầu thối rửa, vị ấy so sánh với cái thân này đây (rằng): ‘Thân này cũng có tánh chất như vậy, có bản thể như vậy, không tránh khỏi điều này.’ Đối với vị ấy, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có sự ra sức như thế, thì những dòng tư duy liên hệ đến tại gia được dứt bỏ. Do việc dứt bỏ đối với chúng, tâm gom lại, trụ lại chỉ ở nội phần, có chung một điểm, được định. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu tu tập niệm-đặt-ở-thân như thế ấy.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, cũng giống như vị tỳ khưu nhìn thấy tử thi bị quăng bỏ ở bãi tha ma đang bị ngấu nghiếni bởi các con quạ, đang bị ngấu nghiếni bởi các con diều hâu, đang bị ngấu nghiếni bởi các con kên kên, đang bị ngấu nghiếni bởi các con chó, đang bị ngấu nghiếni bởi các con giả can, hoặc đang bị ngấu nghiếni bởi giòi bọ vô số loại, vị ấy so sánh với cái thân này đây (rằng): ‘Thân này cũng có tánh chất như vậy, có bản thể như vậy, không tránh khỏi điều này.’ Đối với vị ấy, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có sự ra sức như thế, thì những dòng tư duy liên hệ đến tại gia được dứt bỏ. Do việc dứt bỏ đối với chúng, tâm gom lại, trụ lại chỉ ở nội phần, có chung một điểm, được định. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu tu tập niệm-đặt-ở-thân như thế ấy.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, cũng giống như vị tỳ khưu nhìn thấy tử thi bị quăng bỏ ở bãi tha ma là bộ xương còn thịt và máu, có sự gắn liền nhau bởi các sợi gân, —(như trên)— bộ xương không còn thịt bị lấm lem bởi máu , có sự gắn liền nhau bởi các sợi gân, —(như trên)— bộ xương thịt và máu đã bị tách rời, có sự gắn liền nhau bởi các sợi gân, —(như trên)— có các khúc xương có các sự gắn liền nhau đã bị tách rời, bị vung vãi ở các hướng chính hướng phụ, xương bàn tay một nơi, xương bàn chân nơi khác, xương ống chân nơi khác, xương sườn nơi khác, xương hông nơi khác, xương sống nơi khác, cái sọ nơi khác, vị ấy so sánh với cái thân này đây (rằng): ‘Thân này cũng có tánh chất như vậy, có bản thể như vậy, không tránh khỏi điều này.’ Đối với vị ấy, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có sự ra sức như thế, thì những dòng tư duy liên hệ đến tại gia được dứt bỏ. Do việc dứt bỏ đối với chúng, tâm gom lại, trụ lại chỉ ở nội phần, có chung một điểm, được định. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu tu tập niệm-đặt-ở-thân như thế ấy.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, cũng giống như vị tỳ khưu nhìn thấy tử thi bị quăng bỏ ở bãi tha ma là các khúc xương màu trắng tợ như màu vỏ ốc —(như trên)— là các khúc xương được chất thành đống, đã hơn một năm —(như trên)— là các khúc xương hôi thối, bị rã thành bột, vị ấy so sánh với cái thân này đây (rằng): ‘Thân này cũng có tánh chất như vậy, có bản thể như vậy, không tránh khỏi điều này.’ Đối với vị ấy, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có sự ra sức như thế, thì những dòng tư duy liên hệ đến tại gia được dứt bỏ. Do việc dứt bỏ đối với chúng, tâm gom lại, trụ lại chỉ ở nội phần, có chung một điểm, được định. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu tu tập niệm-đặt-ở-thân như thế ấy.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu sau khi tách ly hẳn các dục, tách ly các bất thiện pháp, đạt đến và an trú sơ thiền, có tầm, có tứ, có hỷ lạc sanh lên do sự tách ly. Vị ấy làm chảy tràn, làm chảy khắp, làm ngập tràn, làm thấm nhuần cái thân này đây với hỷ lạc sanh lên do sự tách ly. Không chỗ nào ở toàn thân của vị ấy là không được thấm nhuần bởi hỷ lạc sanh lên do sự tách ly. Này các tỳ khưu, cũng giống như người hầu tắm thiện nghệ, hoặc học trò của người hầu tắm, sau khi rắc bột tắm vào cái chậu bằng kim loại, rồi nhồi chung cục bột được rưới đều với nước. Cục bột tắm của người ấy được tẩm hơi nước, được tẩm đều hơi nước, được thấm từ trong ra ngoài với hơi nước, và không có rỉ giọt. Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế vị tỳ khưu làm chảy tràn, làm chảy khắp, làm ngập tràn, làm thấm nhuần cái thân này đây với hỷ lạc sanh lên do sự tách ly. Không chỗ nào ở toàn thân của vị ấy là không được thấm nhuần bởi hỷ lạc sanh lên do sự tách ly. Đối với vị ấy, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có sự ra sức như thế, thì những dòng tư duy liên hệ đến tại gia được dứt bỏ. Do việc dứt bỏ đối với chúng, tâm gom lại, trụ lại chỉ ở nội phần, có chung một điểm, được định. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu tu tập niệm-đặt-ở-thân như thế ấy.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu do sự vắng lặng của tầm và tứ, đạt đến và an trú nhị thiền với nội phần tĩnh lặng, có trạng thái nhất tâm, không tầm, không tứ, có hỷ lạc sanh lên do định. Vị ấy làm chảy tràn, làm chảy khắp, làm ngập tràn, làm thấm nhuần cái thân này đây với hỷ lạc sanh lên do định. Không chỗ nào ở toàn thân của vị ấy là không được thấm nhuần bởi hỷ lạc sanh lên do định. Này các tỳ khưu, cũng giống như hồ nước sâu thẳm, có nước trào lên, nó lại không có nguồn nước chảy vào từ hướng đông, không có nguồn nước chảy vào từ hướng tây, không có nguồn nước chảy vào từ hướng bắc, không có nguồn nước chảy vào từ hướng nam, và trời không đem lại cơn mưa đúng mùa vào lúc này lúc khác. Khi ấy, nguồn nước mát trào lên từ chính hồ nước ấy làm chảy tràn, làm chảy khắp, làm ngập tràn, làm thấm nhuần chính cái hồ nước ấy với nước mát. Không chỗ nào của toàn bộ hồ nước ấy là không được thấm nhuần bởi nước mát. Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế vị tỳ khưu làm chảy tràn, làm chảy khắp, làm ngập tràn, làm thấm nhuần cái thân này đây với hỷ lạc sanh lên do định. Không chỗ nào ở toàn thân của vị ấy là không được thấm nhuần bởi hỷ lạc sanh lên do định. Đối với vị ấy, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có sự ra sức như thế, thì những dòng tư duy liên hệ đến tại gia được dứt bỏ. Do việc dứt bỏ đối với chúng, tâm gom lại, trụ lại chỉ ở nội phần, có chung một điểm, được định. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu tu tập niệm-đặt-ở-thân như thế ấy.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu, không còn tham muốn ở hỷ, an trú xả, có niệm và có sự nhận biết rõ, và cảm nhận lạc bằng thân mà các bậc Thánh gọi điều ấy là: ‘Có xả, có niệm, trú vào lạc,’ đạt đến và an trú tam thiền ấy. Vị ấy làm chảy tràn, làm chảy khắp, làm ngập tràn, làm thấm nhuần cái thân này đây với lạc không có hỷ. Không chỗ nào ở toàn thân của vị ấy là không được thấm nhuần bởi lạc không có hỷ. Này các tỳ khưu, cũng giống như ở hồ sen xanh hoặc ở hồ sen hồng hoặc ở hồ sen trắng, có một số sen xanh, hoặc sen hồng, hoặc sen trắng được sanh ra ở trong nước, được phát triển ở trong nước, không vươn ra khỏi nước, và được nuôi dưỡng chìm ở bên trong (nước). Chúng được chảy tràn, được chảy khắp, được ngập tràn, được thấm nhuần bởi nước lạnh đến tận các ngọn và đến tận các gốc rễ. Không chỗ nào của toàn thể các sen xanh, hoặc các sen hồng, hoặc các sen trắng là không được thấm nhuần bởi nước lạnh. Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế vị tỳ khưu làm chảy tràn, làm chảy khắp, làm ngập tràn, làm thấm nhuần cái thân này đây với lạc không có hỷ. Không chỗ nào ở toàn thân của vị ấy là không được thấm nhuần bởi lạc không có hỷ. Đối với vị ấy, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có sự ra sức như thế, thì những dòng tư duy liên hệ đến tại gia được dứt bỏ. Do việc dứt bỏ đối với chúng, tâm gom lại, trụ lại chỉ ở nội phần, có chung một điểm, được định. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu tu tập niệm-đặt-ở-thân như thế ấy.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu, do sự dứt bỏ lạc và do sự dứt bỏ khổ, do sự biến mất của hỷ và ưu trước đây, đạt đến và an trú tứ thiền không khổ không lạc, có sự thanh tịnh của xả và niệm. Vị ấy ngồi, sau khi đã thấm nhuần cái thân này đây với tâm ý thanh tịnh, trong sáng. Không chỗ nào ở toàn thân của vị ấy là không được thấm nhuần bởi tâm ý thanh tịnh, trong sáng. Này các tỳ khưu, cũng giống như người nam ngồi, sau khi đã trùm luôn cả đầu bằng tấm vải trắng. Không chỗ nào ở toàn thân của vị ấy là không được phủ kín bởi tấm vải trắng. Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế vị tỳ khưu ngồi, sau khi đã thấm nhuần cái thân này đây với tâm ý thanh tịnh, trong sáng. Không chỗ nào ở toàn thân của vị ấy là không được thấm nhuần bởi tâm ý thanh tịnh, trong sáng. Đối với vị ấy, trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có sự ra sức như thế, thì những dòng tư duy liên hệ đến tại gia được dứt bỏ. Do việc dứt bỏ đối với chúng, tâm gom lại, trụ lại chỉ ở nội phần, có chung một điểm, được định. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu tu tập niệm-đặt-ở-thân như thế ấy.
Này các tỳ khưu, đối với bất cứ vị nào mà niệm-đặt-ở-thân được tu tập, được thực hành thường xuyên, thì các thiện pháp dự phần vào Minh đều được gắn bó ở nội tâm của vị ấy. Này các tỳ khưu, cũng giống như đối với bất cứ vị nào mà đại dương được thể nhập bằng tâm, thì các dòng nước dẫn đến biển cả đều được gắn bó ở nội tâm của vị ấy. Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế đối với bất cứ vị nào mà niệm-đặt-ở-thân được tu tập, được thực hành thường xuyên, thì các thiện pháp dự phần vào Minh đều được gắn bó ở nội tâm của vị ấy.
Này các tỳ khưu, đối với bất cứ vị nào mà niệm-đặt-ở-thân không được tu tập, không được thực hành thường xuyên, thì Ma Vương đạt được sự xâm nhập đối với vị ấy, Ma Vương đạt được sự ám ảnh đối với vị ấy.
Này các tỳ khưu, cũng giống như người nam ném hòn đá nặng vào đống đất sét ẩm ướt. Này các tỳ khưu, các ngươi nghĩ gì về điều ấy? Phải chăng hòn đá nặng ấy đạt được sự xâm nhập vào đống đất sét ẩm ướt?”
“Bạch ngài, đúng vậy.”
“Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế đối với bất cứ vị nào mà niệm-đặt-ở-thân không được tu tập, không được thực hành thường xuyên, thì Ma Vương đạt được sự xâm nhập đối với vị ấy, Ma Vương đạt được sự ám ảnh đối với vị ấy.
Này các tỳ khưu, cũng giống như thanh củi khô, ráo nhựa, rồi có người nam đi đến mang lại phần trên của đồ tạo lửa (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ tạo ra ngọn lửa. Ta sẽ làm hiện ra sức nóng.’ Này các tỳ khưu, các ngươi nghĩ gì về điều ấy? Phải chăng người nam ấy sau khi mang lại phần trên của đồ tạo lửa, trong khi quay tròn thanh củi khô, ráo nhựa ấy, có thể tạo ra ngọn lửa, có thể làm hiện ra sức nóng?”
“Bạch ngài, đúng vậy.”
“Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế đối với bất cứ vị nào mà niệm-đặt-ở-thân không được tu tập, không được thực hành thường xuyên, thì Ma Vương đạt được sự xâm nhập đối với vị ấy, Ma Vương đạt được sự ám ảnh đối với vị ấy.
Này các tỳ khưu, cũng giống như hũ đựng nước rỗng không, trống không, được đặt ở giá đựng, rồi có người nam đi đến mang lại gánh nước. Này các tỳ khưu, các ngươi nghĩ gì về điều ấy? Phải chăng người nam ấy có thể làm được việc đổ nước vào?”
“Bạch ngài, đúng vậy.”
“Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế đối với bất cứ vị nào mà niệm-đặt-ở-thân không được tu tập, không được thực hành thường xuyên, thì Ma Vương đạt được sự xâm nhập đối với vị ấy, Ma Vương đạt được sự ám ảnh đối với vị ấy.
Này các tỳ khưu, đối với bất cứ vị nào mà niệm-đặt-ở-thân được tu tập, được thực hành thường xuyên, thì Ma Vương không đạt được sự xâm nhập đối với vị ấy, Ma Vương không đạt được sự ám ảnh đối với vị ấy.
Này các tỳ khưu, cũng giống như người nam ném nắm chỉ nhẹ vào cánh cửa làm toàn bằng lõi cây. Này các tỳ khưu, các ngươi nghĩ gì về điều ấy? Phải chăng người nam ấy có thể làm cho nắm chỉ nhẹ ấy xâm nhập vào cánh cửa làm toàn bằng lõi cây?”
“Bạch ngài, không có điều ấy.”
“Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế đối với bất cứ vị nào mà niệm-đặt-ở-thân không được tu tập, không được thực hành thường xuyên, thì Ma Vương đạt được sự xâm nhập đối với vị ấy, Ma Vương đạt được sự ám ảnh đối với vị ấy.
Này các tỳ khưu, cũng giống như thanh củi ướt, có nhựa, rồi có người nam đi đến mang lại phần trên của đồ tạo lửa (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ tạo ra ngọn lửa. Ta sẽ làm hiện ra sức nóng.’ Này các tỳ khưu, các ngươi nghĩ gì về điều ấy? Phải chăng người nam ấy sau khi mang lại phần trên của đồ tạo lửa, trong khi quay tròn thanh củi ướt, có nhựa ấy, có thể tạo ra ngọn lửa, có thể làm hiện ra sức nóng?”
“Bạch ngài, không có điều ấy.”
“Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế đối với bất cứ vị nào mà niệm-đặt-ở-thân không được tu tập, không được thực hành thường xuyên, thì Ma Vương đạt được sự xâm nhập đối với vị ấy, Ma Vương đạt được sự ám ảnh đối với vị ấy.
Này các tỳ khưu, cũng giống như hũ đựng nước đầy nước ngang miệng, có thể uống bởi con quạ, được đặt ở giá đựng, rồi có người nam đi đến mang lại gánh nước. Này các tỳ khưu, các ngươi nghĩ gì về điều ấy? Phải chăng người nam ấy có thể làm được việc đổ nước vào?”
“Bạch ngài, không có điều ấy.”
“Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế đối với bất cứ vị nào mà niệm-đặt-ở-thân được tu tập, được thực hành thường xuyên, thì Ma Vương không đạt được sự xâm nhập đối với vị ấy, Ma Vương không đạt được sự ám ảnh đối với vị ấy.
Này các tỳ khưu, đối với bất cứ vị nào mà niệm-đặt-ở-thân được tu tập, được thực hành thường xuyên, thì vị ấy hướng tâm đến sự chứng ngộ bằng thắng trí đối với mỗi một pháp cần được chứng ngộ bằng thắng trí. Trong từng trường hợp một, vị ấy đạt được bản thể của sự chứng thực mỗi một khi thắng trí hiện hữu.
Này các tỳ khưu, cũng giống như hũ đựng nước đầy nước ngang miệng, có thể uống bởi con quạ, được đặt ở giá đựng. Có người nam có sức mạnh chạm vào cái hũ ấy từng lúc từng lúc, phải chăng nước có thể trào ra?”
“Bạch ngài, đúng vậy.”
“Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế đối với bất cứ vị nào mà niệm-đặt-ở-thân được tu tập, được thực hành thường xuyên, thì vị ấy hướng tâm đến sự chứng ngộ bằng thắng trí đối với mỗi một pháp cần được chứng ngộ bằng thắng trí. Trong từng trường hợp một, vị ấy đạt được bản thể của sự chứng thực mỗi một khi thắng trí hiện hữu.
Này các tỳ khưu, cũng giống như cái hồ nước vuông ở phần đất bằng phẳng, được củng cố bằng cái đập, đầy nước ngang miệng, có thể uống bởi con quạ. Có người nam có sức mạnh tháo gỡ cái đập ấy từng nơi từng nơi, phải chăng nước có thể trào ra?”
“Bạch ngài, đúng vậy.”
“Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế đối với bất cứ vị nào mà niệm-đặt-ở-thân được tu tập, được thực hành thường xuyên, thì vị ấy hướng tâm đến sự chứng ngộ bằng thắng trí đối với mỗi một pháp cần được chứng ngộ bằng thắng trí. Trong từng trường hợp một, vị ấy đạt được bản thể của sự chứng thực mỗi một khi thắng trí hiện hữu.
Này các tỳ khưu, cũng giống như chiếc xe ngựa đã được thắng ngựa thuần chủng, có gậy thúc để sẵn sàng, đứng ở mặt đất bằng tại ngã tư đường. Có người thầy huấn luyện ngựa thiện nghệ, là người điều phục các con ngựa đáng được huấn luyện, trèo lên chiếc xe ấy rồi cầm dây cương bằng tay trái, cầm gậy thúc bằng tay phải, rồi làm cho tiến tới, lùi lại bằng lối nào theo như ý thích, vào lúc nào theo như ý thích.
Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế đối với bất cứ vị nào mà niệm-đặt-ở-thân được tu tập, được thực hành thường xuyên, thì vị ấy hướng tâm đến sự chứng ngộ bằng thắng trí đối với mỗi một pháp cần được chứng ngộ bằng thắng trí. Trong từng trường hợp một, vị ấy đạt được bản thể của sự chứng thực mỗi một khi thắng trí hiện hữu.
Này các tỳ khưu, niệm-đặt-ở-thân được rèn luyện, được tu tập, được thực hành thường xuyên, được tạo thành phương tiện, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, được tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp, mười lợi ích này là điều mong đợi. Mười điều nào?
Có sự chế ngự điều bất mãn và ưa thích, điều bất mãn không chế ngự vị ấy, sau khi khuất phục điều bất mãn đã được sanh khởi, vị ấy an trú.
Có sự chế ngự sợ hãi và khiếp đảm, sợ hãi và khiếp đảm không chế ngự vị ấy, sau khi khuất phục sợ hãi và khiếp đảm đã được sanh khởi, vị ấy an trú.
Có khả năng chịu đựng đối với sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, các sự xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng, và các loài bò sát, các lối nói lăng mạ công kích, có khuynh hướng cam chịu các cảm thọ khổ, nhức nhối, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người thuộc về cơ thể đã sanh khởi.
Là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc các sự trú vào lạc trong hiện tại có liên hệ đến các thắng tâm của bốn thiền.
Vị ấy kinh nghiệm thần thông nhiều thể loại: là một hóa thành nhiều, là nhiều hóa thành một, hiện ra, biến mất, đi xuyên qua vách nhà, xuyên qua tường thành, xuyên qua núi non không bị ngăn trở như là ở khoảng không, trồi lên và chìm xuống vào trong đất như là ở trong nước, đi ở trên nước mà không làm chao động như là ở trên đất, di chuyển với thế kiết già ở trên hư không cũng như loài chim có cánh, bằng bàn tay sờ đến chạm vào ngay cả mặt trăng và mặt Trời (là những vật) có đại thần lực như thế có đại oai lực như thế, bằng thân vị ấy thể hiện sự tác động đến tận cõi Phạm Thiên.
Vị ấy với Thiên nhĩ thuần tịnh vượt trội loài người, nghe được cả hai loại âm thanh của cõi Trời và loài người, ở xa và ở gần.
Sau khi xem xét, vị ấy nhận biết tâm của các chúng sanh khác của các cá nhân khác bằng tâm. (Vị ấy) nhận biết tâm có tham ái là: ‘Tâm có tham ái,’ hoặc nhận biết tâm lìa khỏi tham ái là: ‘Tâm lìa khỏi tham ái,’ hoặc nhận biết tâm có sân là: ‘Tâm có sân,’ hoặc nhận biết tâm lìa khỏi sân là: ‘Tâm lìa khỏi sân,’ hoặc nhận biết tâm có si là: ‘Tâm có si,’ hoặc nhận biết tâm lìa khỏi si là: ‘Tâm lìa khỏi si,’ hoặc nhận biết tâm bị thâu hẹp là: ‘Tâm bị thâu hẹp,’ hoặc nhận biết tâm bị tán loạn là: ‘Tâm bị tán loạn,’ hoặc nhận biết tâm được rộng mở là: ‘Tâm được rộng mở,’ hoặc nhận biết tâm không được rộng mở là: ‘Tâm không được rộng mở,’ hoặc nhận biết tâm vô thượng là: ‘Tâm vô thượng,’ hoặc nhận biết tâm không vô thượng là: ‘Tâm không vô thượng,’ hoặc nhận biết tâm định tĩnh là: ‘Tâm định tĩnh,’ hoặc nhận biết tâm không định tĩnh là: ‘Tâm không định tĩnh,’ hoặc nhận biết tâm giải thoát là: ‘Tâm giải thoát,’ hoặc nhận biết tâm không giải thoát là: ‘Tâm không giải thoát.’
Vị ấy nhớ lại nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh, —(như trên)— Như thế, vị ấy nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét đại cương và cá biệt.
Vị ấy, với Thiên nhãn thanh tịnh vượt trội loài người, nhìn thấy các chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, sung sướng, (hay) đau khổ, biết được rằng các chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng.
Vị ấy, do sự diệt tận các lậu hoặc, nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm, sự giải thoát của tuệ, sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.
Này các tỳ khưu, niệm-đặt-ở-thân được rèn luyện, được tu tập, được thực hành thường xuyên, được tạo thành phương tiện, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, được tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp, thì mười lợi ích này là điều mong đợi.”
Đức Thế Tôn đã nói điều này. Được hoan hỷ, các vị tỳ khưu ấy thỏa thích lời dạy của đức Thế Tôn.
Kinh giảng về Niệm-đặt-ở-thân là thứ chín.
–ooOoo–
Download bản PDF Kinh Thân hành Niệm của Tỳ Khưu Indacanda tại đây:
Chân Thành cám ơn Sư Indacanda đã cung cấp bản dịch Kinh Thân Hành Niệm rất mới này của sư
————————————————————————————————————————————————————————————

—————————————————————————————————————————————————————————————-

KINH THÂN HÀNH NIỆM

(trích: Trung Bộ Kinh, Tập III, HT. Thích Minh Châu dịch, tr.230-244)
KINH THÂN HÀNH NIỆM
(Kàyagatàsatisuttam)[21],[22]
Như vầy tôi nghe,
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá Vệ) Jetavana (Kỳ Đà Lâm), tại tinh xá ông Anàthapindika (Cấp Cô  Độc). Rồi một số đông Tỳ Kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, đang ngồi tụ họp trong hội trường, câu chuyện này được khởi lên giữa chúng tăng: “Thật vi diệu thay, chư hiền giả! Thật hy hữu thay, chư hiền giả, thân hành niệm,[23] khi được tu tập và làm cho sung mãn, có được quả lớn, có được công đức lớn, như đã được Thế Tôn tuyên bố, bậc tri giả, kiến giả, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác.” Và câu chuyện này giữa các vị Tỳ Kheo ấy đã bị gián đoạn. Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến ngồi lên chỗ soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các vị Tỳ Kheo: “Ở đây này các Tỳ Kheo, các ngươi hiện nay đang ngồi bàn vấn đề gì?  Câu chuyện gì của các ngươi bị gián đoạn?”
“Ở đây bạch Thế Tôn, sau khi ăn xong, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi tụ họp tại hội trường, và câu chuyện sau này được khởi lên: “Thật vi diệu thay, chư Hiền Giả! Thật hy hữu thay, chư Hiền Giả, thân hành niệm này, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có công đức lớn, đã được Thế Tôn tuyên bố, bậc tri giả, kiến giả, bậc A La Hán. Chánh Đẳng Giác.” Bạch Thế Tôn, câu chuyện này của chúng con chưa bàn xong, thời Thế Tôn đến.”
(Quán niệm hơi thở)
“Và này các Tỳ Kheo, thân hành niệm tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, có quả lớn, có công đức lớn?  Ở đây này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo[24] đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Chánh niệm vị ấy thở vô. Chánh niệm vị ấy thở ra. Hay thở vô dài, vị ấy biết: “Tôi thở vô dài”, hay thở ra dài, vị ấy biết: “Tôi thở ra dài”, hay thở vô ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở vô ngắn” hay thở ra ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô”  vị ấy tập, “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra.” vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô” vị ấy tập, “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra” vị ấy tập. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy[25] thuộc về thế tục[26] được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an toạ, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm”.
(Chánh niệm trên bốn tư thế)
“Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo đi[27] biết rằng: “Tôi đi” hay đứng, biết rằng: “Tôi đứng”; hay ngồi, biết rằng: “Tôi ngồi”; hay nằm, biết rằng: “Tôi nằm”. Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân thể như thế ấy. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an toạ, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm”.
(Chánh niệm trên từng động tác cơ thể)
“Lại nữa này các TỳKheo, vị TỳKheo khi bước tới, bước lui biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo tăng già lê (Sanghàti), mang bát, mang y biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng biết rõ việc mình đang làm.”
Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an toạ, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm.
(Quán thân bất tịnh)
“Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da thịt, gân xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu. Này các Tỳ Kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quan sát: “Đây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi”. Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, một vị Tỳ Kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu.
Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an toạ, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm.
(Quán tứ đại)
“Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới. “Trong thân này có địa đại , thủy đại, hoả đại và phong đại” Này các Tỳ Kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đồ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hoả đại và phong đại.”
Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an toạ, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm.
(Quán tử thi)
“Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo, như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Vị Tỳ Kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.
Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an toạ, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm.
“Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa bị các loài quạ ăn; hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn; hay bị các loài chó ăn; hay bị các loài giả can ăn; hay bị các loài côn trùng ăn. Vị Tỳ Kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.
Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an toạ, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm.
“Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại … với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại…. chỉ còn có xương không dính lại với nhau rãi rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Vị Tỳ Kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy.” Trong khi vị ấy sống không phóng dật….như trên….vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm.”
“Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc…. chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm…. chỉ còn là xương thối trở thành bột. Vị Tỳ Kheo  quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy.” Trong khi vị ấy sống không phóng dật…… như trên…. vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm”.
(Chứng các bậc Thiền)
“Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo ly dục,[28] ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh với tầm với tứ. Vị Tỳ Kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không do hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.”
“Này các Tỳ Kheo, như một người hầu tắm lão luyện hay đệ tử của người hầu tắm. Sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy [29] với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, trào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo thắm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân hình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần. Trong  khi vị ấy sống không phóng dật…. như trên… vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm.”
“Lại nữa, này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị Tỳ Kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.”
“Này các Tỳ Kheo, ví như một hồ nước, nước tự trong dâng lên, phương Đông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra và thỉnh thoảng trời lại mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo thấm nhuần tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình, với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân, không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần. Trong khi vị ấy sống không phóng đật….như trên….vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm”.
“Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là “xả niệm lạc trú”, chứng và an trú thiền thứ ba. Vị Tỳ Kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân, không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm  nhuần. Như vậy, vị Tỳ Kheo an trú không phóng dật… như trên….vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm.”
“Này các Tỳ Kheo, ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen hồng hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần, tẩm ướt, đầy tràn thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng, không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo thấm nhuần, tẩm ướt làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần. Như vậy vị Tỳ Kheo an trú không phóng dật…. như trên….vị Tỳ Kheo, tu tập thân hành niệm”.
“Lại nữa, này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị Tỳ Kheo ấy ngồi, thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.”
“Này các Tỳ Kheo, ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che thấu. Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh, trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần. Trong khi vị ấy sống an trú không phóng dật…. như trên…. vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm[30].”
“Này các Tỳ Kheo, đối với vị nào tu tập, làm cho sung mãn thân hành niệm, các thiện pháp của vị ấy đi vào nội tâm (Antogadhà?) đều thuộc về minh phần (Vijjàbhàgiyà)[31]. Ví như này các TỳKheo, biển lớn của ai được thấm nhuần bởi tâm[32] thời các con sông của vị ấy đi vào trong biển, đều thuộc về biển lớn (?). Cũng vậy này các Tỳ Kheo, đối với vị nào tu tập làm cho sung mãn thân hành niệm, các thiện pháp của vị ấy đi vào nội tâm, đều thuộc về minh phần. Này các Tỳ Kheo, đối với vị Tỳ Kheo nào không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung mãn, thời Ma (Vương) có cơ hội với vị ấy, Ma (Vương) có cơ duyên với vị ấy. Ví như này ác Tỳ Kheo, có người quăng một hòn đá nặng vào một đống đất sét ướt nhuyễn, này các Tỳ Kheo, các người nghĩ thế nào? Có phải hòn đá nặng ấy có cơ hội (lún sâu) vào đống đất sét ướt nhuyễn ấy?”.
“Thưa vâng, bạch Thế Tôn.”
“Cũng vậy này các Tỳ Kheo, đối với ai không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung mãn, Ma (Vương) có cơ hội với vị ấy, Ma (Vương) có cơ duyên với vị ấy. Ví như này các Tỳ Kheo, một cây khô không có nhựa[33] có người đến cầm phần phía trên của đồ quay lửa và nói: “Tôi sẽ làm cho ngọn lửa sanh ra, tôi sẽ làm cho sức nóng hiện lên”. Này các Tỳ Kheo, các ngươi nghĩ thế nào? Người ấy mang đến phần phía trên của đồ quay lửa, quay với cành cây khô không có nhựa ấy, người ấy có làm cho ngọn lửa sanh ra, có làm cho sức nóng hiện  lên không?”
“Thưa vâng, bạch Thế Tôn”
“Cũng vậy này các Tỳ Kheo, đối với ai không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung mãn, Ma (Vương) có cơ hội với người ấy, Ma (Vương) có cơ duyên với người ấy. Ví như này các Tỳ Kheo, một bình nước, trống rỗng, trống không, được đặt trên cái giá, có một người đi đến, mang theo đầy nước. Này các Tỳ Kheo, các người nghĩ thế nào? Người ấy có thể đổ nước vào (bình) không ?”
“Thưa vâng, bạch Thế Tôn”
“Cũng vậy này các Tỳ Kheo, vị nào không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung mãn Ma (Vương ) có cơ hội với  vị  ấy, Ma (Vương) có cơ duyên với  vị  ấy.”
“Này các Tỳ Kheo, vị nào có tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, Ma (vương) không có cơ hội với vị ấy, Ma (Vương) không có cơ duyên với vị ấy. Ví như này các Tỳ Kheo, có người quăng một trái banh giây nhẹ vào một cánh cửa (14) làm hoàn toàn bằng lõi cây. Này các Tỳ Kheo, các ngươi nghĩ thế nào? Trái banh giây nhẹ ấy có cơ hội đối với cánh cửa làm hoàn toàn bằng lõi cây  không?”
“Thưa không, bạch Thế Tôn”.
“Cũng vậy này các Tỳ Kheo, đối với vị nào có tu tập thân hành  niệm, làm cho sung mãn, Ma (Vương) không có cơ hội đối với vị ấy, Ma (Vương) không có cơ duyên đối với vị ấy. Ví như này các Tỳ Kheo, một cây ướt có nhựa, (15) rồi một người đi đến mang theo phần trên đồ quay lửa và nói: “Tôi sẽ làm cho lửa sinh ra, tôi sẽ làm cho hơi nóng hiện lên.” Này các Tỳ kheo, các ngươi nghĩ thế nào? Người ấy mang theo phần trên đồ quay lửa, quay với các cây ướt và có nhựa, có thể làm cho lửa sanh ra, làm cho hơi nóng hiện lên được không?
“Thưa không, bạch  Thế Tôn.”
“Cũng vậy này các Tỳ Kheo, đối với vị nào có tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn. Ma (Vương) không có cơ hội đối với vị ấy, Ma (Vương) không có cơ duyên đối với vị ấy. Ví như này các Tỳ Kheo một bình nước (16) đầy tràn nước đến nỗi con quạ có thể uống được, được đặt trên cái giá, rồi có người đi đến, mang theo đầy nước. Này các Tỳ Kheo, nhà ngươi nghĩ thế nào? Người ấy có thể đổ được nước vào (bình ấy) không?”
“Thưa không,bạch Thế Tôn.”
“Cũng vậy này các Tỳ kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, Ma (Vương) không có cơ hội đối với người ấy, Ma (Vương) không có cơ duyên đối với người ấy.”
“Này các Tỳ Kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, vị ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt đạt được sự tinh xảo, (của pháp ấy?) dầu thuộc giới xứ nào (Sati sati àyatane) (17) (?) Ví như này các Tỳ Kheo, một bình đầy tràn nước đến nỗi con quạ có thể uống được, được đặt trên cái giá và có người lực sĩ đến và lắc qua lắc lại cái bình ấy, như vậy nước có thể trào ra ngoài không?”
“Thưa vâng, bạch Thế Tôn.”
“Cũng vậy này các Tỳ Kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, vị ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt được sự tinh xảo (của pháp ấy) dầu thuộc giới xứ nào. Ví như có một hồ nước (18) trên một miếng đất bằng, bốn phía có đê đắp làm cho vững chắc, và tràn đầy nước đến nỗi con quạ có thể uống được. Rồi có người  lực sĩ đến và phá một khúc đê, nước có thể tràn ra ngoài không?”
“Thưa vâng, bạch Thế Tôn.”
“Cũng vậy  này các Tỳ Kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, vị ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt được sự tinh xảo (của pháp ấy) dầu với giới xứ nào. Ví như này các Tỳ Kheo (19) trên đất bằng tại chỗ ngã tư có một chiếc xe đậu, thắng với những con ngựa thuần thục, có roi ngựa đặt ngang sẳn sàng, có người mã thuật sư thiện xảo, người đánh xe điều ngự các con ngựa đáng được điều ngự, leo lên xe ấy, tay trái nắm dây cương, tay mặt cầm lấy roi ngựa, có thể đánh xe ngựa ấy đi tới đi lui, tại chỗ nào và như thế nào, theo ý mình muốn. Cũng vậy này các vị Tỳ kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn vị ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt được sự tinh xảo (của pháp ấy), dầu với giới xứ nào.
“Này các Tỳ Kheo, thân hành niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như thành cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành (20), thời mười công đức này có thể được mong đợi. Thế nào là mười?”
Lạc bất lạc (21) được nhiếp phục, và bất lạc không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên; khiếp đảm sợ hải (22) được nhiếp phục, và khiếp đảm sợ hải không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm sợ hải được khởi lên. Vị ấy kham nhẫn được lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, mặt trời, các loài rắn rết, các cách nói khó chịu, khó chấp nhận. Vị ấy có khả năng chịu đựng được những cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, thô bạo, chói đau, bất khả ý, bất khả ái, đưa đến chết điếng. Tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phiền toái, vị ấy chứng được bốn thiền, thuần túy tâm tư, hiện tại lạc trú. Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình biến hình đi ngang qua vách, qua tường qua núi như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền. Ngồi  kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy. Có thể, thân có thần thông bay cho đến Phạm Thiên. Với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài người, ở xa hay gần. Với tâm của vị ấy, vị ấy biết tâm của các chúng sanh, các loài người: Tâm có tham, biết tâm có tham; tâm không tham biết tâm không tham. Tâm có sân, biết tâm có sân; tâm không sân biết tâm không sân. Tâm có si biết tâm có si, tâm không si biết tâm không si. Tâm chuyên chú, biết tâm chuyên chú; tâm tán loạn, biết tâm tán loạn. Tâm đại hành, biết tâm đại hành. Tâm không đại hành, biết tâm không đại hành. Tâm chưa vô thượng, biết tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, biết tâm vô thượng. Tâm thiền định, biết tâm thiền định. Tâm không thiền định, biết tâm không thiền định. Tâm giải thoát, biết tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát. Vị ấy nhớ đến các đời sốâng quá khứ như một đời, hai đời…, như trên…. vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ với các nét đại cương và các chi tiết. Với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, vị ấy thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của chúng. Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri với thượng trí, vị ấy chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc”.
“Này các Tỳ Kheo, thân hành niệm được thực hành, được tu tập làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười  công đức này có thể mong đợi”.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỳ Kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
KINH THÂN HÀNH  NIỆM[34]
THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN
Chú ý: Phần trong ngoặc đơn () không có ở Chánh Kinh, được thêm vào để tiện việc theo dõi.
——————————————————————————–
[1] Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 324a 27- b1 trích một đoạn thế này: “Khương Tăng Hội chú thích kinh An Ban Thủ yù, đề tựa nói: “Kinh này do Thế Cao dịch, lâu bị chìm che, nhờ gặp Hàn Lâm từ Nam Dương, Bỉ Nghiệp từ Dĩnh Xuyên, Trần Huệ từ Cối Kê, ba vị hiền này tin đạo dốc lòng, Hội cũng xin hỏi. Nên Trần Huệ giải nghĩa. Tôi giúp châm chước”
[2] Kinh này xét bài tựa đầu kinh và xem văn kinh thì hình  như là người chép  lãnh kinh chứ không phân tích ra mà chép liền vào. Đáng lẽ phải cắt ra mà chú, nhưng thường có nhiều chỗ không thể thêm nên không dám tự tiện cắt ra, xin để lại cho các bậc hậu hiền
[3] Về Mâu Tử, xem thêm Lê Mạnh Thát, nghiên cứu về Mâu Tư,û Sài Gòn,Vạn Hạnh ,1974.
[4] Lê Mạnh Thát, Sơ khảo lịch sử Phật giáo Việt Nam II, tu thư Vạn Hạnh, 1974
[5] Kinh Hán tạng tương đương là Trị ý kinh (Đại 1,919).
[6] Trong khi tu thiền với các nghiệp xứ Kammatthana. Xem M.A. iv. 137. D.1.233.
[7] Lễ Tự tứ tổ chức sau mùa an cư.
[8] Araddha, giải thích là Tuttha. M.A. 137.
[9] Komudim Càtumasinim xem B.D.ii. 157. Số 3.iv.137 nói, gọi là Komudi vì có sen trắng và gọi Càtumasini vì là cuối tháng tư mùa an cư.
[10] Sau ngày rằm Kattika.
[11] Putosenàpi M.A. iv . 139 chép Putamsena. Xem G.S.ii .192.số 1.
[12] Xem M.i.424 v.v…
[13] Vijjàvimutti,như S.v. 28.335.
[14] Xem M.Kinh số 10; M.425 A.v. III. Và Anapana Samyutta (S.v.311).
[15] Kàyesu.M.A. iv: 140 – đây chỉ cho một trong bốn đại và đây chỉ cho phong đại ( Vàyokàya). Hay thân này thuộc về sắc pháp. Ở đây hơi thở được xem thuộc về thân vì gồm vào trong các xúc. Vị này hoặc xem phong đại là 1 trong bốn thân hay xem hơi thở là 1 trong 25 sắc pháp.
[16] Sự triền cái của dục vọng là tham,sự triền cái của sân là ưu.
[17] Sau khi biết được đã đoạn trừ, mới đến quán những gì là vô thường, viễn ly đoạn diệt và đọan trừ.
[18] Ajjhupekkhita vị ấy nhìn đối tượng tu hành hay sự vật, không bị chúng ảnh hưởng, với niệm xả ly M.A.iv.142.
[19] Xem M.iii.275.
[20] M.A.iv.144 nói trong kinh này, nhập tức xuất tức niệm, thuộc về thế gian, đưa đến sự viên mãn bốn niệm xứ cũng thuộc thế gian. Và bốn niệm xứ đưa đến sự viên mãn bảy giác chi cũng thuộc thế gian. Và bảy giác chi đưa đến chứng đạt cứu cánh niết bàn và quả giải thoát  nhờ chánh tri.
[21] Kinh hán tạng tương đương là kinh niệm thân kinh (Đại 1.554 c)
[22] Như kinh số 118, kinh số 119 là một phần của kinh satipatthana số 10 cũng xem A. I 43.Vbh 226.
[23] Đây gồm cả Sâmtha (chỉ) và Vipassana (quán) M.A.iv.144.
[24] Xem kinh M.i 56 v.v…
[25] Sarasankappa, như M.i .453.iii 132 S. iv.76.190.
[26] Gehasita, thuộc vào cư sĩ, như tư tưởng thuộc về 5 loại dục lạc.
[27] Xem M.i. 56.
[28] Như M.i.276.278.
[29] Paripphosakam Paripphosakam. Như M.i.276.ii.15.iii,140 D.i.74 xemP.E.D.
[30] Các đoạn văn tương đương ở M. i276-278 chấm dưt ở đây.
[31] Về đoạn này, xem A.i .43, các thiện pháp thuộc minh phần Dhamma Vijabhgi và được kể là sáu. Ở A. iii, 334vô thường  tưởng, khổ tưởng trong vô thường, vô ngã tưởng trong khổ, đọan trù tưởng, viễn ly tưởng, diệt tưởng. Nhưng M.A..iv.145 nói ở đây, quán trí, thần thông do thắng trí, sáu thắng trí đều câu hữu với trí.
[32] Với thiên nhãn. M.A. iv. 145.
[33] Xem M.1. 242
[34] Bài kinh này còn thiếu 9 chú thích!
—————————————————————————————————————————————————————————————
————————————————————————————————————————————————————————————–

Majjhimanikāye

Uparipaṇṇāsapāḷi

2. Anupadavaggo

1. Anupadasuttaṃ

9. Kāyagatāsatisuttaṃ

153. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkantānaṃ upaṭṭhānasālāyaṃ sannisinnānaṃ sannipatitānaṃ ayamantarākathā udapādi – ‘‘acchariyaṃ, āvuso, abbhutaṃ, āvuso! Yāvañcidaṃ tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena kāyagatāsati [kāyagatā sati (syā. kaṃ. pī.)] bhāvitā bahulīkatā mahapphalā vuttā mahānisaṃsā’’ti. Ayañca hidaṃ tesaṃ bhikkhūnaṃ antarākathā vippakatā hoti, atha kho bhagavā sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yena upaṭṭhānasālā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Nisajja kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘kāya nuttha, bhikkhave, etarahi kathāya sannisinnā, kā ca pana vo antarākathā vippakatā’’ti? ‘‘Idha, bhante, amhākaṃ pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkantānaṃ upaṭṭhānasālāyaṃ sannisinnānaṃ sannipatitānaṃ ayamantarākathā udapādi – ‘acchariyaṃ, āvuso, abbhutaṃ, āvuso! Yāvañcidaṃ tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā mahapphalā vuttā mahānisaṃsā’ti. Ayaṃ kho no, bhante, antarākathā vippakatā, atha bhagavā anuppatto’’ti.
154. ‘‘Kathaṃ bhāvitā ca, bhikkhave, kāyagatāsati kathaṃ bahulīkatā mahapphalā hoti mahānisaṃsā? Idha, bhikkhave, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. So satova assasati satova passasati; dīghaṃ vā assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto ‘dīghaṃ passasāmī’ti pajānāti; rassaṃ vā assasanto ‘rassaṃ assasāmī’ti pajānāti, rassaṃ vā passasanto ‘rassaṃ passasāmī’ti pajānāti; ‘sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati, ‘sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati; ‘passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī’ti sikkhati, ‘passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī’ti sikkhati. Tassa evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato ye gehasitā [gehassitā (ṭīkā)] sarasaṅkappā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti [ekodī hoti (sī.), ekodibhoti (syā. kaṃ.)] samādhiyati. Evaṃ, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ [kāyagataṃ satiṃ (syā. kaṃ. pī.)] bhāveti.
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu gacchanto vā ‘gacchāmī’ti pajānāti, ṭhito vā ‘ṭhitomhī’ti pajānāti, nisinno vā ‘nisinnomhī’ti pajānāti, sayāno vā ‘sayānomhī’ti pajānāti. Yathā yathā vā panassa kāyo paṇihito hoti, tathā tathā naṃ pajānāti. Tassa evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato ye gehasitā sarasaṅkappā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu abhikkante paṭikkante sampajānakārī hoti, ālokite vilokite sampajānakārī hoti, samiñjite pasārite sampajānakārī hoti, saṅghāṭipattacīvaradhāraṇe sampajānakārī hoti, asite pīte khāyite sāyite sampajānakārī hoti, uccārapassāvakamme sampajānakārī hoti, gate ṭhite nisinne sutte jāgarite bhāsite tuṇhībhāve sampajānakārī hoti. Tassa evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato ye gehasitā sarasaṅkappā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā tacapariyantaṃ pūraṃ nānappakārassa asucino paccavekkhati – ‘atthi imasmiṃ kāye kesā lomā nakhā dantā taco maṃsaṃ nhāru [nahāru (sī. syā. kaṃ. pī.)] aṭṭhi aṭṭhimiñjaṃ vakkaṃ hadayaṃ yakanaṃ kilomakaṃ pihakaṃ papphāsaṃ antaṃ antaguṇaṃ udariyaṃ karīsaṃ pittaṃ semhaṃ pubbo lohitaṃ sedo medo assu vasā kheḷo siṅghāṇikā lasikā mutta’nti.
‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, ubhatomukhā putoḷi [mūtoḷī (sī. syā. kaṃ. pī.)] pūrā nānāvihitassa dhaññassa, seyyathidaṃ – sālīnaṃ vīhīnaṃ muggānaṃ māsānaṃ tilānaṃ taṇḍulānaṃ, tamenaṃ cakkhumā puriso muñcitvā paccavekkheyya – ‘ime sālī ime vīhī ime muggā ime māsā ime tilā ime taṇḍulā’ti; evameva kho, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā tacapariyantaṃ pūraṃnānappakārassa asucino paccavekkhati – ‘atthi imasmiṃ kāye kesā lomā nakhā dantā taco maṃsaṃ nhāru aṭṭhi aṭṭhimiñjaṃ vakkaṃ hadayaṃ yakanaṃ kilomakaṃ pihakaṃ papphāsaṃ antaṃ antaguṇaṃ udariyaṃ karīsaṃ pittaṃ semhaṃ pubbo lohitaṃ sedo medo assu vasā kheḷo siṅghāṇikā lasikā mutta’nti. Tassa evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato ye gehasitā sarasaṅkappā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ yathāṭhitaṃ yathāpaṇihitaṃ dhātuso paccavekkhati – ‘atthi imasmiṃ kāye pathavīdhātu āpodhātu tejodhātu vāyodhātū’ti.
‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, dakkho goghātako vā goghātakantevāsī vā gāviṃ vadhitvā catumahāpathe [cātummahāpathe (sī. syā. kaṃ. pī.)] bilaso vibhajitvā [paṭivibhajitvā (sī. syā. kaṃ. pī.)] nisinno assa; evameva kho, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ yathāṭhitaṃ yathāpaṇihitaṃ dhātuso paccavekkhati – ‘atthi imasmiṃ kāye pathavīdhātu āpodhātu tejodhātu vāyodhātū’ti. Tassa evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato ye gehasitā sarasaṅkappā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya [sīvathikāya (sī. syā. kaṃ. pī.)] chaḍḍitaṃ ekāhamataṃ vā dvīhamataṃ vā tīhamataṃ vā uddhumātakaṃ vinīlakaṃ vipubbakajātaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti [etaṃ anatītoti (sī.)]. Tassa evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato ye gehasitā sarasaṅkappā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ kākehi vā khajjamānaṃ kulalehi vā khajjamānaṃ gijjhehi vā khajjamānaṃ kaṅkehi vā khajjamānaṃ sunakhehi vā khajjamānaṃ byagghehi vā khajjamānaṃ dīpīhi vā khajjamānaṃ siṅgālehi vā [gijjhehi vā khajjamānaṃ suvānehi vā khajjamānaṃ sigālehi vā (sī. syā. kaṃ. pī.)] khajjamānaṃ vividhehi vā pāṇakajātehi khajjamānaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Tassa evaṃ appamattassa…pe… evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikasaṅkhalikaṃ samaṃsalohitaṃ nhārusambandhaṃ…pe… aṭṭhikasaṅkhalikaṃnimmaṃsalohitamakkhitaṃ nhārusambandhaṃ…pe… aṭṭhikasaṅkhalikaṃ apagatamaṃsalohitaṃ nhārusambandhaṃ…pe… aṭṭhikāni apagatasambandhāni [apagatanahārūsambandhāni (syā. kaṃ.)] disāvidisāvikkhittāni [disāvidisāsu vikkhitāni (sī. pī.)] aññena hatthaṭṭhikaṃ aññena pādaṭṭhikaṃ aññena gopphakaṭṭhikaṃ [aññena gopphakaṭṭhikanti idaṃ sī. syā. kaṃ. pī. potthakesu natthi] aññena jaṅghaṭṭhikaṃ aññena ūruṭṭhikaṃ aññena kaṭiṭṭhikaṃ [aññena kaṭaṭṭhikaṃ aññena piṭṭhikaṇḍakaṃ aññena sīsakaṭāhaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] aññena phāsukaṭṭhikaṃ aññena piṭṭhiṭṭhikaṃ aññena khandhaṭṭhikaṃ aññena gīvaṭṭhikaṃ aññena hanukaṭṭhikaṃ aññena dantaṭṭhikaṃ aññena sīsakaṭāhaṃ [aññena kaṭaṭṭhikaṃ aññena piṭṭhikaṇḍakaṃ aññena sīsakaṭāhaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)]. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Tassa evaṃ appamattassa…pe… evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ – aṭṭhikāni setāni saṅkhavaṇṇapaṭibhāgāni [saṅkhavaṇṇūpanibhāni (sī. syā. kaṃ. pī.)] …pe… aṭṭhikāni puñjakitāni terovassikāni…pe… aṭṭhikāni pūtīni cuṇṇakajātāni. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Tassa evaṃ appamattassa…pe… evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
155. ‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi…pe… paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. So imameva kāyaṃ vivekajena pītisukhena abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa vivekajena pītisukhena apphuṭaṃ hoti. Seyyathāpi, bhikkhave, dakkho nhāpako [nahāpako (sī. syā. kaṃ. pī.)] vā nhāpakantevāsī vā kaṃsathāle nhānīyacuṇṇāni [nahānīyacuṇṇāni (sī. syā. kaṃ. pī.)] ākiritvā udakena paripphosakaṃ paripphosakaṃ sanneyya, sāyaṃ nhānīyapiṇḍi [sāssa nahānīyapiṇḍī (sī. syā. kaṃ. pī.)] snehānugatā snehaparetā santarabāhirā phuṭā snehena na ca pagghariṇī; evameva kho, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ vivekajena pītisukhenaabhisandeti parisandeti paripūreti parippharati; nāssa kiñci sabbāvato kāyassa vivekajena pītisukhena apphuṭaṃ hoti. Tassa evaṃ appamattassa…pe… evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu vitakkavicārānaṃ vūpasamā…pe… dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. So imameva kāyaṃ samādhijena pītisukhena abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati; nāssa kiñci sabbāvato kāyassa samādhijena pītisukhena apphuṭaṃ hoti. Seyyathāpi, bhikkhave, udakarahado gambhīro ubbhidodako [ubbhitodako (syā. kaṃ. ka.)]. Tassa nevassa puratthimāya disāya udakassa āyamukhaṃ na pacchimāya disāya udakassa āyamukhaṃ na uttarāya disāya udakassa āyamukhaṃ na dakkhiṇāya disāya udakassa āyamukhaṃ; devo ca na kālena kālaṃ sammā dhāraṃ anuppaveccheyya; atha kho tamhāva udakarahadā sītā vāridhārā ubbhijjitvā tameva udakarahadaṃ sītena vārinā abhisandeyya parisandeyya paripūreyya paripphareyya, nāssa kiñci sabbāvato udakarahadassa sītena vārinā apphuṭaṃ assa; evameva kho, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ samādhijena pītisukhena abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa samādhijena pītisukhena apphuṭaṃ hoti. Tassa evaṃ appamattassa…pe… evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu pītiyā ca virāgā…pe… tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. So imameva kāyaṃ nippītikena sukhena abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa nippītikena sukhena apphuṭaṃ hoti. Seyyathāpi, bhikkhave, uppaliniyaṃ vā paduminiyaṃ vā puṇḍarīkiniyaṃ vā appekaccāni uppalāni vā padumāni vā puṇḍarīkāni vā udake jātāni udake saṃvaḍḍhāni udakānuggatāni antonimuggaposīni, tāni yāva caggā yāva ca mūlā sītena vārinā abhisannāni parisannāni [abhisandāni parisandāni (ka.)] paripūrāni paripphuṭāni, nāssa [na nesaṃ (?)] kiñci sabbāvataṃ uppalānaṃ vā padumānaṃ vā puṇḍarīkānaṃ vā sītena vārinā apphuṭaṃ assa; evameva kho, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ nippītikena sukhena abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa nippītikena sukhena apphuṭaṃ hoti. Tassa evaṃ appamattassa…pe… evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
‘‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu sukhassa ca pahānā…pe… catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. So imameva kāyaṃ parisuddhena cetasā pariyodātena pharitvā nisinno hoti; nāssa kiñci sabbāvato kāyassa parisuddhena cetasā pariyodātena apphuṭaṃ hoti. Seyyathāpi, bhikkhave, puriso odātena vatthena sasīsaṃ pārupitvā nisinno assa, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa odātena vatthena apphuṭaṃ assa; evameva kho, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ parisuddhena cetasā pariyodātena pharitvā nisinno hoti, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa parisuddhena cetasā pariyodātena apphuṭaṃ hoti. Tassa evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato ye gehasitā sarasaṅkappā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati, sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Evampi, bhikkhave, bhikkhu kāyagatāsatiṃ bhāveti.
156. ‘‘Yassa kassaci, bhikkhave, kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā, antogadhāvāssa [antogadhā tassa (sī. pī.)] kusalā dhammā ye keci vijjābhāgiyā. Seyyathāpi, bhikkhave, yassa kassaci mahāsamuddo cetasā phuṭo, antogadhāvāssa kunnadiyo yā kāci samuddaṅgamā; evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā, antogadhāvāssa kusalā dhammā ye keci vijjābhāgiyā.
‘‘Yassa kassaci, bhikkhave, kāyagatāsati abhāvitā abahulīkatā, labhati tassa māro otāraṃ, labhati tassa māro ārammaṇaṃ [āramaṇaṃ (?)]. Seyyathāpi, bhikkhave, puriso garukaṃ silāguḷaṃ allamattikāpuñje pakkhipeyya. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, api nu taṃ garukaṃ silāguḷaṃ allamattikāpuñje labhetha otāra’’nti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci kāyagatāsati abhāvitā abahulīkatā, labhati tassa māro otāraṃ, labhati tassa māro ārammaṇaṃ. Seyyathāpi, bhikkhave, sukkhaṃ kaṭṭhaṃ koḷāpaṃ [koḷāpaṃ ārakā udakā thale nikkhittaṃ (ka.)]; atha puriso āgaccheyya uttarāraṇiṃ ādāya – ‘aggiṃ abhinibbattessāmi, tejo pātukarissāmī’ti. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, api nu so puriso amuṃ sukkhaṃ kaṭṭhaṃ koḷāpaṃ uttarāraṇiṃ ādāya abhimanthento [abhimanthento (syā. kaṃ. pī. ka.)] aggiṃ abhinibbatteyya, tejo pātukareyyā’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci kāyagatāsati abhāvitā abahulīkatā, labhati tassa māro otāraṃ, labhati tassa māro ārammaṇaṃ. Seyyathāpi, bhikkhave, udakamaṇiko ritto tuccho ādhāre ṭhapito; atha puriso āgaccheyya udakabhāraṃ ādāya. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, api nu so puriso labhetha udakassa nikkhepana’’nti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci kāyagatāsati abhāvitā abahulīkatā, labhati tassa māro otāraṃ, labhati tassa māro ārammaṇaṃ’’.
157. ‘‘Yassa kassaci, bhikkhave, kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā, na tassa labhati māro otāraṃ, na tassa labhati māro ārammaṇaṃ. Seyyathāpi, bhikkhave, puriso lahukaṃ suttaguḷaṃ sabbasāramaye aggaḷaphalake pakkhipeyya. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, api nu so puriso taṃ lahukaṃ suttaguḷaṃ sabbasāramaye aggaḷaphalake labhetha otāra’’nti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā, na tassa labhati māro otāraṃ, na tassa labhati māro ārammaṇaṃ. Seyyathāpi, bhikkhave, allaṃ kaṭṭhaṃ sasnehaṃ [sasnehaṃ ārakā udakā thale nikkhittaṃ (ka.)]; atha puriso āgaccheyya uttarāraṇiṃ ādāya – ‘aggiṃ abhinibbattessāmi, tejo pātukarissāmī’ti. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, api nu so puriso amuṃ allaṃ kaṭṭhaṃ sasnehaṃ uttarāraṇiṃ ādāya abhimanthento aggiṃ abhinibbatteyya, tejo pātukareyyā’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā, na tassa labhati māro otāraṃ, na tassa labhati māro ārammaṇaṃ. Seyyathāpi, bhikkhave, udakamaṇiko pūro udakassa samatittiko kākapeyyo ādhāre ṭhapito; atha puriso āgaccheyya udakabhāraṃ ādāya. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, api nu so puriso labhetha udakassa nikkhepana’’nti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā, na tassa labhati māro otāraṃ, na tassa labhati māro ārammaṇaṃ’’.
158. ‘‘Yassa kassaci, bhikkhave, kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā, so yassa yassa abhiññāsacchikaraṇīyassa dhammassa cittaṃ abhininnāmeti abhiññāsacchikiriyāya, ta tatre sakkhibhabbataṃ pāpuṇāti sati satiāyatane. Seyyathāpi, bhikkhave, udakamaṇiko pūro udakassa samatittiko kākapeyyo ādhāre ṭhapito. Tamenaṃ balavā puriso yato yato āviñcheyya, āgaccheyya udaka’’nti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā so, yassa yassa abhiññāsacchikaraṇīyassa dhammassa cittaṃ abhininnāmeti abhiññāsacchikiriyāya, tatra tatreva sakkhibhabbataṃ pāpuṇāti sati satiāyatane. Seyyathāpi, bhikkhave, same bhūmibhāge caturassā pokkharaṇī [pokkhariṇī (sī.)] assa āḷibandhā pūrā udakassa samatittikā kākapeyyā. Tamenaṃ balavā puriso yato yato āḷiṃ muñceyya āgaccheyya udaka’’nti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā, so yassa yassa abhiññāsacchikaraṇīyassa dhammassa cittaṃ abhininnāmeti abhiññāsacchikiriyāya, tatra tatreva sakkhibhabbataṃ pāpuṇāti sati satiāyatane. Seyyathāpi, bhikkhave, subhūmiyaṃ catumahāpathe ājaññaratho yutto assa ṭhito odhastapatodo [obhastapatodo (ka.), ubhantarapaṭodo (syā. kaṃ.) ava + dhaṃsu + ta = odhasta-itipadavibhāgo]; tamenaṃ dakkho yoggācariyo assadammasārathi abhiruhitvā vāmena hatthena rasmiyo gahetvā dakkhiṇena hatthena patodaṃ gahetvā yenicchakaṃ yadicchakaṃ sāreyyāpi paccāsāreyyāpi; evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci kāyagatāsati bhāvitā bahulīkatā, so yassa yassa abhiññāsacchikaraṇīyassa dhammassa cittaṃ abhininnāmeti abhiññāsacchikiriyāya, tatra tatreva sakkhibhabbataṃ pāpuṇāti sati satiāyatane’’.
159. ‘‘Kāyagatāya, bhikkhave, satiyā āsevitāya bhāvitāya bahulīkatāya yānīkatāya vatthukatāya anuṭṭhitāya paricitāya susamāraddhāya dasānisaṃsā pāṭikaṅkhā. Aratiratisaho hoti, na ca taṃ arati sahati, uppannaṃ aratiṃ abhibhuyya viharati.
‘‘Bhayabheravasaho hoti, na ca taṃ bhayabheravaṃ sahati, uppannaṃ bhayabheravaṃ abhibhuyya viharati.
‘‘Khamo hoti sītassa uṇhassa jighacchāya pipāsāya ḍaṃsamakasavātātapasarīsapasamphassānaṃ duruttānaṃ durāgatānaṃ vacanapathānaṃ, uppannānaṃ sārīrikānaṃ vedanānaṃ dukkhānaṃ tibbānaṃ kharānaṃ kaṭukānaṃ asātānaṃ amanāpānaṃ pāṇaharānaṃ adhivāsakajātiko hoti.
‘‘Catunnaṃ jhānānaṃ ābhicetasikānaṃ diṭṭhadhammasukhavihārānaṃ nikāmalābhī hoti akicchalābhī akasiralābhī.
‘‘So anekavihitaṃ iddhividhaṃ paccānubhoti. Ekopi hutvā bahudhā hoti, bahudhāpi hutvā eko hoti, āvibhāvaṃ…pe… yāva brahmalokāpi kāyena vasaṃ vatteti.
‘‘Dibbāya sotadhātuyā visuddhāya atikkantamānusikāya ubho sadde suṇāti dibbe ca mānuse ca, ye dūre santike ca…pe….
‘‘Parasattānaṃ parapuggalānaṃ cetasā ceto paricca pajānāti. Sarāgaṃ vā cittaṃ ‘sarāgaṃ citta’nti pajānāti, vītarāgaṃ vā cittaṃ…pe… sadosaṃ vā cittaṃ… vītadosaṃ vā cittaṃ… samohaṃ vā cittaṃ… vītamohaṃ vā cittaṃ… saṃkhittaṃ vā cittaṃ… vikkhittaṃ vā cittaṃ… mahaggataṃ vā cittaṃ… amahaggataṃ vā cittaṃ… sauttaraṃ vā cittaṃ… anuttaraṃ vā cittaṃ… samāhitaṃ vā cittaṃ… asamāhitaṃ vā cittaṃ… vimuttaṃ vā cittaṃ… avimuttaṃ vā cittaṃ ‘avimuttaṃ citta’nti pajānāti.
‘‘So anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati, seyyathidaṃ – ekampi jātiṃ dvepi jātiyo…pe… iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati.
‘‘Dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate duggate yathākammūpage satte pajānāti.
‘‘Āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati.
‘‘Kāyagatāya, bhikkhave, satiyā āsevitāya bhāvitāya bahulīkatāya yānīkatāya vatthukatāya anuṭṭhitāya paricitāya susamāraddhāya ime dasānisaṃsā pāṭikaṅkhā’’ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.
Kāyagatāsatisuttaṃ niṭṭhitaṃ navamaṃ.

Tương ưng Tâm

Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Tập IV – Thiên Sáu Xứ

[41] Chương VII

Tương Ưng Tâm

-ooOoo-
 
I. Kiết Sử (S.iv,281)
1) Một thời, một số đông Tỷ-kheo trưởng lão trú ở Macchikasanda, tại rừng Ambàtaka.
2) Lúc bấy giờ, một số đông Tỷ-kheo trưởng lão, sau buổi ăn đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại ngôi nhà tròn, và giữa những vị này, câu chuyện sau đây được khởi lên:
– Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ, hay đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ?
3) Ở đây, một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời:
– Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ.
Một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời:
– Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; những pháp này là đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ.
4) Lúc bấy giờ, cư sĩ Citta đi đến Migapathaka để làm một số công việc phải làm.
5) Cư sĩ Citta được nghe có một số đông Tỷ-kheo trưởng lão, sau buổi ăn đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại ngôi nhà tròn, và giữa những vị này, câu chuyện sau đây được khởi lên: “Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ, hay đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ?” Một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời: “Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; những pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ”. Một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời: “Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; những pháp này là đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ”.
6) Rồi cư sĩ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão ấy; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên.
7) Ngồi một bên, cư sĩ Citta thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:
– Bạch chư Thượng tọa, (chúng con) được nghe có một số đông Tỷ-kheo trưởng lão, sau buổi ăn đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại ngôi nhà tròn, và giữa các vị này, khởi lên câu chuyện sau đây: “Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ, hay đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ”. Một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời: “Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; những pháp này đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ”.
– Có vậy, này Cư sĩ.
8) — Bạch chư Thượng tọa, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa và cũng khác ngôn từ. Bạch chư Thượng tọa, con sẽ nói lên một ví dụ cho quý vị. Ở đây, một số người có trí, nhờ ví dụ hiểu được ý nghĩa lời nói.
9) Bạch chư Thượng tọa, ví như một con bò đực đen và con bò đực trắng được dính lại với nhau bởi một sợi dây hay một cái ách. Nếu có người nói: “Con bò đực đen là kiết sử cho con bò đực trắng, và con bò đực trắng là kiết sử cho con bò đực đen”. Nói như vậy có phải là nói một cách chơn chánh không?
– Thưa không, này Cư sĩ. Này Cư sĩ, con bò đực đen không phải là kiết sử của con bò đực trắng. Và con bò đực trắng cũng không phải là kiết sử của con bò đực đen. Do vì chúng bị dính bởi một sợi dây hay bởi một cái ách, ở đây chính cái ấy là kiết sử.
10) — Cũng vậy, bạch chư Thượng tọa, con mắt không phải là trói buộc của các sắc; các sắc không phải là trói buộc của con mắt. Và ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham gì, dục tham ấy ở đây chính là trói buộc. Cái tai không phải là trói buộc của các tiếng… Mũi không phải là trói buộc của các hương… Lưỡi không phải là trói buộc của các vị… Thân không phải là trói buộc của các xúc… Ý không phải là trói buộc của các pháp. Các pháp cũng không phải là trói buộc của ý. Và ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham gì, dục tham ấy ở đây chính là trói buộc.
11) — Lợi ích thay cho Ông, này Gia chủ! Khéo lợi ích thay cho Ông, này Cư sĩ! Vì rằng tuệ nhãn của Ông tiếp tục (kamati) lời dạy thâm sâu của đức Phật.
II. Isidattà (1) (S.iv,283)
1) Một thời, nhiều Tỷ-kheo trưởng lão trú ở Macchikàsanda, tại rừng Ambàtaka.
2) Rồi cư sĩ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi một bên, cư sĩ Citta thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:
– Bạch chư Thượng tọa, mong rằng chư vị trưởng lão ngày mai nhận lời mời dùng bữa ăn của con.
Các Tỷ-kheo trưởng lão im lặng nhận lời.
4) Rồi cư sĩ Citta, sau khi biết các Tỷ-kheo trưởng lão đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão, thân phía hữu hướng về các vị rồi ra đi.
5) Các vị Tỷ-kheo trưởng lão, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của cư sĩ Citta; sau khi đến, ngồi xuống chỗ đã soạn sẵn.
6) Cư sĩ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên.
7) Ngồi một bên, cư sĩ Citta thưa với Tôn giả Thera:
– Thưa Tôn giả Thera, “Giới sai biệt, giới sai biệt” (dhàtunànattam) được nói đến như vậy. Bạch Thượng tọa, cho đến như thế nào, Thế Tôn nói đến giới sai biệt?
Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Thera giữ im lặng.
8) Lần thứ hai, cư sĩ Citta thưa với Tôn giả Thera:
– Thưa Tôn giả Thera, “Giới sai biệt, giới sai biệt” được nói đến như vậy. Bạch Thượng tọa, cho đến như thế nào, Thế Tôn nói đến giới sai biệt?
Lần thứ hai, Tôn giả Thera giữ im lặng.
9) Lần thứ ba, gia chủ Citta thưa với Tôn giả Thera:
– Thưa Tôn giả Thera, “Giới sai biệt, giới sai biệt” được nói đến như vậy. Bạch Thượng tọa, cho đến như thế nào, Thế Tôn nói đến giới sai biệt?
Lần thứ ba, Tôn giả Thera giữ im lặng.
10) Lúc bấy giờ, Tôn giả Isidattà là Tỷ-kheo mới tu nhất trong chúng Tỷ-kheo ấy.
11) Rồi Tôn giả Isidattà thưa với Tôn giả Thera:
– Bạch Thượng tọa, con xin trả lời câu hỏi ấy của cư sĩ Citta.
– Này Isidattà, hãy trả lời câu hỏi ấy của gia chủ Citta.
12) — Này Gia chủ, có phải Ông hỏi: “‘Giới sai biệt, giới sai biệt’, bạch Thượng tọa Thera, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thượng tọa, Thế Tôn nói đến về giới sai biệt” chăng?
– Thưa vâng, bạch Thượng tọa.
– Này Gia chủ, Thế Tôn nói về giới sai biệt tánh như sau: “Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới… Ý giới, pháp giới, ý thức giới”. Cho đến như vậy, này Cư sĩ, Thế Tôn nói về giới sai biệt tánh.
13) Gia chủ Citta, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Isidattà nói, tự tay làm cho thỏa mãn, tự tay cúng dường các Tỷ-kheo trưởng lão với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm.
14) Các Tỷ-kheo trưởng lão, sau khi ăn xong, rời tay khỏi bát, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
15) Rồi Tôn giả Thera nói với Tôn giả Isidattà:
– Lành thay, này Hiền giả Isidattà, câu hỏi này đã được Ông trả lời. Câu hỏi này không được ta trả lời. Này Hiền giả Isidattà, trong dịp khác, nếu câu hỏi tương tự khởi lên, Hiền giả hãy trả lời như vậy.
III. Isidattà (2) (S.iv,285)
1) Một thời, một số đông Tỷ-kheo trưởng lão trú ở Macchikàsanda, tại rừng Ambàtaka.
2) Rồi gia chủ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi một bên, gia chủ Citta thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:
– Bạch chư Thượng tọa, mong rằng chư vị Trưởng lão ngày mai nhận lời mời dùng bữa ăn của con.
Các Tỷ-kheo trưởng lão im lặng nhận lời.
4) Rồi gia chủ Citta, sau khi biết các Tỷ-kheo trưởng lão đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão, thân phía hữu hướng về các vị ấy rồi ra đi.
5) Các Tỷ-kheo trưởng lão ấy, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của gia chủ Citta; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn.
6) Rồi gia chủ Citta đi đến Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên.
7) Ngồi một bên, gia chủ Citta bạch Tôn giả Thera:
– Bạch Thượng tọa Thera, có một số (tà) kiến này khởi lên ở đời: “Thế giới là thường còn, hay thế giới là không thường còn? Thế giới là hữu biên, hay thế giới là vô biên? Sinh mạng và thân thể là một, hay sinh mạng và thân thể là khác? Như Lai có tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không tồn tại sau khi chết? Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?”. Lại có thêm 62 tà kiến này được nói lên trong kinh Phạm Võng. Bạch Thượng tọa, các tà kiến này do cái gì có mặt, chúng có mặt? Do cái gì không có mặt, chúng không có mặt?
Khi được nói vậy, Tôn giả Thera im lặng.
8) Lần thứ hai, gia chủ Citta…
9) Lần thứ ba, gia chủ Citta bạch Tôn giả Thera:
– Bạch Thượng tọa Thera, có một số (tà) kiến này khởi lên ở đời: “Thế giới là thường còn, hay thế giới là vô thường? Thế giới là hữu biên, hay thế giới là vô biên? Sinh mạng và thân thể là một, hay sinh mạng và thân thể là khác? Như Lai có tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không tồn tại sau khi chết? Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?” Lại có thêm 62 tà kiến này được nói lên trong kinh Phạm Võng. Bạch Thượng tọa, các tà kiến này do cái gì có mặt, chúng có mặt? Do cái gì không có mặt, chúng không có mặt?
Lần thứ ba, Tôn giả Thera giữ im lặng.
10) Lúc bấy giờ, Tôn giả Isidattà là Tỷ-kheo mới tu nhất trong chúng Tỷ-kheo ấy.
11) Rồi Tôn giả Isidattà thưa với Tôn giả Thera:
– Bạch Thượng tọa, con xin trả lời câu hỏi ấy của gia chủ Citta.
– Này Isidattà, hãy trả lời câu hỏi ấy của gia chủ Citta.
12) — Này Gia chủ, có phải Ông hỏi như sau: “Bạch Thượng tọa Thera, có một số (tà) kiến này khởi lên ở đời: ‘Thế giới là thường còn…’ Bạch Thượng tọa, các tà kiến này do cái gì có mặt, chúng có mặt? Do cái gì không có mặt, chúng không có mặt” chăng?
– Thưa vâng, bạch Thượng tọa.
– Này Gia chủ, một số (tà) kiến này khởi lên ở đời: “Thế giới là thường còn, hay thế giới là vô thường? Thế giới là hữu biên, hay thế giới là vô biên? Sinh mạng và thân thể là một, hay sinh mạng và thân thể là khác? Như Lai có tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không tồn tại sau khi chết? Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?” Lại có thêm 62 tà kiến này được nói lên trong kinh Phạm Võng. Này Gia chủ, do thân kiến có mặt, nên các tà kiến này có mặt. Do thân kiến không có mặt, nên chúng không có mặt?
13) — Bạch Thượng tọa, như thế nào là thân kiến có mặt?
– Ở đây, này Gia chủ, kẻ vô văn phàm phu không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân. Họ quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc… quán thọ như là tự ngã… tưởng… các hành… quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Như vậy, này Gia chủ, là thân kiến có mặt.
14) — Và như thế nào, bạch Thượng tọa, là thân kiến không có mặt?
– Ở đây, này Gia chủ, vị Ða văn Thánh đệ tử được thấy các bậc Thánh, thuần phục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, được thấy các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị ấy không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc, không quán thọ… tưởng… hành… không quán thức như tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Như vậy, này Gia chủ, là thân kiến không có mặt.
15) — Bạch Thượng tọa, Tôn đức (Ayyo) Isidattà từ đâu đến?
– Này Gia chủ, tôi từ Avanti đến.
– Bạch Thượng tọa, tại Avanti, có một thiện nam tử tên Isidattà, một người bạn xa cách của chúng tôi, đã xuất gia tu hành?
– Thưa phải, này Gia chủ.
– Bạch Thượng tọa, hiện nay Tôn giả ấy ở đâu?
Khi được nói vậy, Tôn giả Isidattà im lặng.
– Bạch Thượng tọa, có phải Tôn đức ấy là Isidattà chăng?
– Thưa phải, này Gia chủ.
– Vậy bạch Thượng tọa, Tôn đức Isidattà hãy thỏa thích ở tại Macchikàsanda. Khả ái là rừng Ambàtaka! Con sẽ hết sức cố gắng để cúng dường Tôn đức Isidattà với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
– Thật là lời nói chí thiện, này Gia chủ.
16) Rồi Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ lời nói của Tôn giả Isidattà, tự tay làm thỏa mãn, tự tay cúng dường các Tỷ-kheo trưởng lão với các món ăn thượng hạng loại cứng và loại mềm.
17) Rồi các Tỷ-kheo trưởng lão, sau khi ăn xong, rời tay khỏi bát, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
18) Rồi Tôn giả Thera nói với Tôn giả Isidattà:
– Lành thay, này Hiền giả Isidattà, câu hỏi này đã được Hiền giả trả lời. Câu hỏi này không được ta trả lời. Này Hiền giả Isidattà, trong dịp khác, nếu câu hỏi tương tự khởi lên, Hiền giả hãy trả lời như vậy.
IV. Mahaka (S.iv,288)
1) Một thời, một số đông các Tỷ-kheo trưởng lão trú tại Macchikàsanda, tại rừng Ambàtaka.
2) Rồi gia chủ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi một bên, gia chủ Citta thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:
– Bạch chư Thượng tọa, mong rằng chư vị trưởng lão ngày mai nhận lời mời dùng bữa ăn của con.
Các Tỷ-kheo trưởng lão im lặng nhận lời.
4-5) (Như đoạn 4,5 của kinh trước).
6) Rồi gia chủ Citta tự tay làm cho thỏa mãn, tự tay cúng dường các Tỷ-kheo trưởng lão với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm.
7) Các Tỷ-kheo trưởng lão sau khi ăn xong, rời tay khỏi bát, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi gia chủ Citta, sau khi nói: “Hãy thâu lượm lại các đồ ăn dư tàn”, liền đi theo sau lưng các Tỷ-kheo trưởng lão.
8) Lúc bấy giời, trời nóng rất là gay gắt (kutthitam). Và các Tỷ-kheo trưởng lão ấy đi với thân như bị chảy thành nước, vì các vị ấy đã ăn bữa ăn đầy đủ.
9) Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahaka là vị mới tu nhất giữa chúng Tỷ-kheo ấy. Rồi Tôn giả Mahaka thưa với Tôn giả Thera:
– Lành thay, bạch Thượng tọa Thera, nếu có luồng gió mát thổi, có cơn giông nổi lên, có mưa từng hột xuống.
– Lành thay, này Hiền giả Mahaka, nếu có luồng gió mát thổi, có cơn giông nổi lên, có mưa từng hột xuống.
10) Rồi Tôn giả Mahaka thực hành thần thông khiến cho gió mát thổi, cơn giông nổi lên, có mưa từng hột xuống.
11) Rồi cư sĩ Citta suy nghĩ như sau: “Tỷ-kheo mới tu nhất trong chúng Tỷ-kheo này lại có được thần thông lực như vậy”.
12) Rồi Tôn giả Mahaka sau khi đến ngôi vườn (tịnh xá) liền nói với Tôn giả Thera:
– Bạch Thượng tọa Thera, như vậy là vừa rồi.
– Như vậy là vừa rồi, này Hiền giả Mahaka. Làm như vậy là vừa rồi, này Hiền giả Mahaka. Cúng dường như vậy là vừa rồi, này Hiền giả Mahaka.
13) Rồi các Tỷ-kheo trưởng lão đi đến ngôi tịnh xá, còn Tôn giả Mahaka đi đến tịnh xá của mình.
14) Rồi gia chủ Citta đi đến Tôn giả Mahaka; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Mahaka rồi ngồi xuống một bên.
15) Ngồi một bên, gia chủ Citta nói Tôn giả Mahaka:
– Lành thay, bạch Thượng tọa, nếu Tôn đức Mahaka thị hiện cho con thấy thượng nhân pháp thần thông.
– Vậy này Gia chủ, hãy trải thượng y trong hành lang và rải một bó cỏ.
– Thưa vâng, bạch Thượng tọa.
Gia chủ Citta vâng đáp Tôn giả Mahaka, cho trải thượng y trong hành lang, và rải một bó cỏ.
16) Rồi Tôn giả Mahaka vào trong tịnh xá, gài then cửa lại, thực hành thần thông lực khiến cho ngọn lửa phun ra từ lỗ ống khóa và giữa các khe cửa, đốt cháy cỏ nhưng không đốt cháy thượng y.
17) Gia chủ Citta đập thượng y, hoảng hốt, lông tóc dựng ngược, đứng một bên.
18) Rồi Tôn giả Mahaka, từ tịnh xá đi ra và nói với gia chủ Citta:
– Thôi, như vậy là vừa rồi, này Gia chủ.
– Thôi, như vậy là vừa rồi, thưa Thượng tọa Mahaka. Làm như vậy là vừa rồi, thưa Thượng tọa Mahaka. Cúng dường như vậy là vừa rồi, thưa Thượng tọa Mahaka. Bạch Thượng tọa, mong Tôn đức Mahaka hãy sống thoải mái ở tại Macchikàsanda. Khả ái là rừng Ambàtaka! Con sẽ cố gắng cúng dường cho Tôn giả Mahaka các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
– Thật là lời nói chí thiện, này Gia chủ!
19) Rồi Tôn giả Mahaka dọn dẹp sàng tọa, cầm y bát, đi ra khỏi Macchikàasanda, và như vậy từ biệt Macchikàsanda không còn trở lui lại nữa.
V. Kàmabhù (1)(S.iv,291)
1) Một thời Tôn giả Kàmabhù trú ở Macchikàsanda, tại rừng Ambàtaka.
2) Rồi gia chủ Citta đi đến Tôn giả Kàmabhù; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Kàmabhù rồi ngồi xuống một bên.
3) Tôn giả Kàmabhù nói với gia chủ Citta đang ngồi một bên:
– Này Gia chủ, lời này được nói đến:
Bộ phận được tinh thuần,
Mái trần che mầu trắng,
Chỉ có một bánh xe,
Cỗ xe liên tục chạy.
Hãy xem vị đang đến,
Không vi phạm lỗi lầm,
Chặt đứt được dòng nước,
Không còn bị trói buộc.
Này Gia chủ, lời nói vắn tắt này, ý nghĩa phải được hiểu như thế nào một cách rộng rãi?
– Bạch Thượng tọa, có phải lời nói này được Thế Tôn nói đến?
– Ðúng vậy, này Gia chủ.
– Vậy hãy chờ một lát, bạch Thượng tọa, con sẽ nghĩ đến ý nghĩa.
4) Rồi cư sĩ Citta, sau khi im lặng một lát, thưa với Tôn giả Kàmabhù:
– “Bộ phận được tinh thuần”, bạch Thượng tọa, là đồng nghĩa với các giới luật. “Mái trần che màu trắng”, bạch Thượng tọa, là đồng nghĩa với giải thoát. “Một bánh xe”, bạch Thượng tọa, là đồng nghĩa với niệm. “Liên tục chạy”, bạch Thượng tọa, là đồng nghĩa với đi tới đi lui. “Cỗ xe”, bạch Thượng tọa, là đồng nghĩa với cái thân do bốn đại tạo thành này, do cha mẹ sanh ra, do cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, bị biến hoại, bị tiêu mòn, bị tiêu hủy, bị hủy diệt. Tham, bạch Thượng tọa, là một lỗi lầm. Sân là một lỗi lầm. Si là một lỗi lầm. Ðối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, chúng được đoạn tận, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, không có thể tái sanh, không có thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc được gọi là không vi phạm lỗi lầm. “Vị đang đến”, bạch Thượng tọa, là đồng nghĩa với vị A-la-hán. “Dòng nước”, bạch Thượng tọa, là đồng nghĩa với khát ái. Ðối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, khát ái ấy được đoạn tận, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, không có thể tái sanh, không có thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc được gọi là chặt đứt được dòng nước.
Tham, bạch Thượng tọa, là trói buộc. Sân là trói buộc. Si là trói buộc. Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, chúng được đoạn tận, chặt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc được gọi là không bị trói buộc.
5) Như vậy, bạch Thượng tọa, lời nói này được Thế Tôn nói đến:
Bộ phận được tinh thuần,
Mái trần che mầu trắng,
Chỉ có một bánh xe,
Cỗ xe liên tục chạy.
Hãy xem vị đang đến,
Không vi phạm lỗi lầm,
Chặt đứt được dòng nước,
Không còn bị trói buộc.
Bạch Thượng tọa, lời nói vắn tắt này, ý nghĩa cần phải được hiểu rộng là như vậy.
6) –Lợi đắc thay cho Ông, này Gia chủ! Khéo lợi đắc thay cho Ông, này Gia chủ!
Vì rằng tuệ nhãn của Ông tiếp tục lời dạy thâm sâu của đức Phật.
VI. Kàmabhù (2) (S.iv,193)
1) Một thời Tôn giả Kàmabhù trú tại Macchikàsanda, tại rừng Ambàtaka.
2) Rồi gia chủ Citta đi đến Tôn giả Kàmabhà; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Kàmabhù, rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi một bên, gia chủ Citta thưa Tôn giả Kàmabhù:
– Bạch Thượng tọa, có bao nhiêu hành tất cả?
– Này Gia chủ có ba hành: thân hành, khẩu hành và ý hành.
– Lành thay, bạch Thượng tọa.
Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Kàmabhù nói, rồi hỏi thêm Tôn giả Kàmabhù một câu nữa:
– Bạch Thượng tọa, thế nào là thân hành? Thế nào là khẩu hành? Thế nào là ý hành?
– Hơi thở vô, hơi thở ra, này Gia chủ, là thân hành. Tầm và tứ là khẩu hành. Tưởng và thọ là ý hành.
– Lành thay, bạch Thượng tọa.
Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Kàmabhù nói… hỏi thêm câu hỏi nữa:
5) — Vì sao, bạch Thượng tọa, thở vô thở ra là thân hành? Vì sao tầm và tứ là khẩu hành? Vì sao tưởng và thọ là ý hành?
– Thở vô thở ra, này Giả chủ, thuộc về thân. Các pháp này liên hệ đến thân; do vậy, thở vô thở ra là thân hành. Trước phải tầm cầu, tư sát, này Gia chủ, sau mới phát lời nói; do vậy, tầm và tứ là khẩu hành. Tưởng và thọ thuộc về ý. Những pháp này liên hệ đến tâm; do vậy, tưởng và thọ là ý hành.
– Lành thay, bạch Thượng tọa.
… hỏi thêm câu hỏi nữa:
6) — Như thế nào, bạch Thượng tọa, là chứng Diệt thọ tưởng định?
– Này Gia chủ, Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định không có nghĩ rằng: “Tôi sẽ chứng đạt Diệt thọ tưởng định”, hay: “Tôi đang chứng đạt Diệt thọ tưởng định”, hay: “Tôi đã chứng đạt Diệt thọ tưởng định”. Do tâm vị ấy trước đã được tu tập như vậy, nên đưa đến thành tựu như thật như vậy.
– Lành thay…
… hỏi thêm câu nữa:
7) — Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng tọa, những pháp nào được đoạn diệt trước, thân hành, hay khẩu hành, hay ý hành?
– Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, khẩu hành được diệt trước, thứ đến thân hành, rồi đến ý hành.
– Lành thay…
… hỏi thêm câu hỏi nữa:
8) — Bạch Thượng tọa, người đã chết, đã mệnh chung, và Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, giữa những người này có những sai khác gì?
– Ðối với người đã chết, đã mệnh chung, này Gia chủ, thân hành người ấy được đoạn diệt, được khinh an; khẩu hành được đoạn diệt, được khinh an; ý hành được đoạn diệt, được khinh an, thọ mạng được đoạn tận; sức nóng được tịnh chỉ; các căn bị hủy hoại. Còn Tỷ-kheo đã chứng đạt Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, thân hành được đoạn diệt, khinh an; khẩu hành được đoạn diệt, khinh an; ý hành được đoạn diệt, khinh an; thọ mạng không bị đoạn tận; sức nóng không bị tịnh chỉ; các căn được trong sáng. Này Gia chủ, người đã chết, đã mệnh chung và Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, giữa những người này có những sai khác như vậy.
– Lành thay…
… hỏi thêm câu hỏi nữa.
9) — Như thế nào, bạch Thượng tọa, là ra khỏi Diệt thọ tưởng định?
– Này Gia chủ, Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định không có suy nghĩ: “Tôi sẽ ra khỏi Diệt thọ tưởng định”, hay: “Tôi đang ra khỏi Diệt thọ tưởng định”, hay: “Tôi đã ra khỏi Diệt thọ tưởng định”. Do tâm vị ấy trước đã được tu tập như vậy, nên đưa đến thành tựu như thật như vậy.
– Lành thay, bạch Thượng tọa…
… hỏi thêm câu hỏi nữa:
10) — Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng tọa, pháp nào khởi lên trước, thân hành, khẩu hành, hay ý hành?
– Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, ý hành khởi lên trước, rồi đến thân hành, rồi đến khẩu hành.
– Lành thay, bạch Thượng tọa…
…hỏi thêm câu hỏi nữa:
11) — Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng tọa, cảm giác được bao nhiêu xúc?
– Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định cảm thọ được ba xúc: không xúc, vô tướng xúc, vô nguyện xúc.
– Lành thay, bạch Thượng tọa.
Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ… và hỏi thêm câu hỏi nữa:
12) — Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng tọa, tâm thiên về đâu, hướng về đâu, nghiêng về đâu?
– Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, tâm vị ấy thiên về viễn ly, hướng về viễn ly, nghiêng về viễn ly.
– Lành thay, bạch Thượng tọa.
Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Kàmabhù nói rồi hỏi thêm câu hỏi nữa:
13) — Bạch Thượng tọa, có bao nhiêu pháp giúp đỡ nhiều cho sự chứng đắc Diệt thọ tưởng định?
– Thật sự, này Gia chủ, điều Gia chủ cần phải hỏi trước, Gia chủ lại hỏi sau. Tuy vậy, ta sẽ trả lời cho Gia chủ. Này Gia chủ, có hai pháp giúp đỡ rất nhiều cho Diệt thọ tưởng định được chứng đắc. Ðó là Chỉ và Quán.
VII. Godatta (S.iv,295)
1) Một thời Tôn giả Godatta trú ở Macchikàsanda, tại Ambàtavana.
2) Rồi gia chủ Citta đi đến Tôn giả Godatta; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Godatta rồi ngồi xuống một bên.
3) Tôn giả Godatta nói với gia chủ Citta đang ngồi một bên:
– Này Gia chủ, vô lượng tâm giải thoát, vô sở hữu tâm giải thoát, không tâm giải thoát, vô tướng tâm giải thoát, những pháp này là khác ngôn từ, hay đồng nghĩa chỉ khác ngôn từ?
– Bạch Thượng tọa, có pháp môn, theo pháp môn ấy, các pháp này khác nghĩa, khác ngôn từ. Bạch Thượng tọa, cũng có pháp môn, theo pháp môn ấy, các pháp này đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ.
4) — Nhưng, này Gia chủ, pháp môn nào, theo pháp môn ấy, các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ?
5) — Ở đây, bạch Thượng tọa, Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy, phương thứ hai; cũng vậy, phương thứ ba; cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi… với tâm câu với hỷ… an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả; cũng vậy, phương thứ hai; cũng vậy, phương thứ ba; cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Bạch Thượng tọa, đây gọi là vô lượng tâm giải thoát.
6) Và bạch Thượng tọa, như thế nào là vô sở hữu tâm giải thoát? Ở đây, Tỷ-kheo vượt lên Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: “Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Bạch Thượng tọa, đây gọi là vô sở hữu tâm giải thoát.
7) Và bạch Thượng tọa, thế nào là không tâm giải thoát? Ở đây, bạch Thượng tọa, Tỷ-kheo đi đến rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống và suy tư: “Cái này là trống không tự ngã hay ngã sở hữu”. Bạch Thượng tọa, đây gọi là không tâm giải thoát.
8) Và bạch Thượng tọa, thế nào là vô tướng tâm giải thoát? Ở đây, bạch Thượng tọa, Tỷ-kheo không tác ý tất cả tướng, chứng và trú Vô tướng tâm định. Bạch Thượng tọa, đây gọi là vô tướng tâm giải thoát.
9) Ðây là pháp môn, bạch Thượng tọa, theo pháp môn ấy, các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ.
10) Và bạch Thượng tọa, pháp môn nào, theo pháp môn ấy, các pháp này là đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ?
11) Tham dục (ràga) làm sự đo lường, sân làm sự đo lường, si làm sự đo lường. Ðối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, chúng bị đoạn tận, bị cắt tận gốc rễ, bị làm như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Bạch Thượng tọa, đối các vô lượng tâm giải thoát, bất động tâm giải thoát được xem là tối thượng. Nhưng bất động tâm giải thoát này trống không, không có tham; trống không, không có sân; trống không, không có si.
12) Tham dục, bạch Thượng tọa, là một chướng ngại, sân là một chướng ngại, si là một chướng ngại. Ðối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, chúng bị đoạn tận, bị cắt tận gốc rễ, bị làm như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Bạch Thượng tọa, đối với các vô sở hữu tâm giải thoát, bất động tâm giải thoát được xem là tối thượng. Nhưng bất động tâm giải thoát này được trống không, không có tham; trống không, không có sân; trống không, không có si.
13) Tham dục, bạch Thượng tọa, tác thành tướng, sân tác thành tướng, si tác thành tướng. Ðối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, chúng bị đoạn tận, bị cắt đứt tận gốc rễ, bị làm như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Bạch Thượng tọa, đối với các vô tướng tâm giải thoát, bất động tâm giải thoát được xem là tối thượng. Nhưng bất động tâm giải thoát này trống không, không có tham; trống không, không có sân; trống không, không có si.
14) Ðây là pháp môn, bạch Thượng tọa, do pháp môn ấy, các pháp này là đồng nghĩa chỉ khác ngôn từ.
VIII. Nigantha (Ni-kiền-tử) (S.iv,297)
1-2) Lúc bấy giờ, Nigantha Nàtaputta đã đi đến Macchikàsanda với một đại chúng Nigantha.
3) Gia chủ Citta được nghe Nigantha Nàtaputta đã đi đến Macchikàsanda với một đại chúng Nigantha.
4) Rồi gia chủ Citta cùng với một số đông gia chủ khác đi đến Niganttha Nàtaputta; sau khi đến, nói lên những lời hỏi thăm xã giao, sau khi nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu liền ngồi xuống một bên.
5) Nigantha Nàtaputta nói với gia chủ Citta đang ngồi một bên:
– Có phải, này Gia chủ, Ông tin tưởng vào lời dạy này của Sa-môn Gotama: “Có một định không tầm, không tứ, có sự đoạn diệt các tầm và tứ”?
– Thưa Tôn giả, ở đây tôi không có đặt lòng tin vào Thế Tôn trong vấn đề: “Có một Thiền định không tầm, không tứ, có sự đoạn diệt các tầm và tứ”.
6) Ðược nghe nói vậy, Nigantha Nàtaputta nhìn quanh hội chúng của mình và nói:
– Chư Tôn giả có thấy chăng? Thật chất trực là gia chủ Citta này! Thật không hư ngụy là gia chủ Citta này! Thật không hư vọng là gia chủ Citta này! Ai nghĩ rằng tầm và tứ có thể đoạn diệt được tức là nghĩ rằng có thể trói được gió trong cái lưới. Ai nghĩ rằng tầm và tứ có thể đoạn diệt được tức là nghĩ rằng có thể dùng nắm tay của mình để chận đứng dòng nước sông Hằng.
7) — Tôn giả nghĩ thế nào, thưa Tôn giả, cái gì thù thắng hơn, trí hay là lòng tin?
– Này Gia chủ, trí thù thắng hơn lòng tin.
8) — Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, ly dục, ly bất thiện pháp, tôi chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, tôi làm tịnh chỉ các tầm và tứ… chứng và trú Thiền thứ hai. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, tôi đoạn tận hỷ… chứng và trú Thiền thứ ba. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, tôi có thể đoạn tận lạc… chứng và trú Thiền thứ tư. Biết như vậy, thưa Tôn giả, thấy như vậy, tôi sẽ đi đến lòng tin đối với bất cứ vị Sa-môn hay vị Bà-la-môn nào rằng: “Có Thiền định không tầm, không tứ, có sự đoạn diệt các tầm và tứ”.
9) Khi nghe nói vậy, Nigantha Nàtaputta nhìn quanh hội chúng của mình và nói:
– Chư Tôn giả có thấy chăng? Thật không chất trực là gia chủ Citta này! Thật hư ngụy là gia chủ Citta này! Thật hư vọng là gia chủ Citta này!
– Thưa Tôn giả, tôi hiểu lời nói của Tôn giả rằng: “Chư Tôn giả có thấy chăng? Thật chất trực là gia chủ Citta này! Thật không hư ngụy là gia chủ Citta này! Thật không hư vọng là gia chủ Citta này!”. Và này, thưa Tôn giả, tôi hiểu lời nói của Tôn giả rằng: “Chư Tôn giả có thấy chăng? Thật không chất trực là gia chủ Citta này! Thật hư ngụy là gia chủ Citta này! Thật hư vọng là gia chủ Citta này!”
10) Thưa Tôn giả, nếu lời nói đầu tiên của Tôn giả là chơn chánh, thời lời nói sau của Tôn giả là hư ngụy. Thưa Tôn giả, nếu lời nói sau của Tôn giả là chơn chánh, thời lời nói đầu của Tôn giả là hư ngụy. Thưa Tôn giả, có mười câu hỏi hợp lý này, nếu Tôn giả hiểu ý nghĩa của chúng, thời Tôn giả đấm trả (patihareyyàsi) tôi một đấm cùng với chúng Nigantha. Một câu hỏi, một câu giải thích, một câu trả lời. Hai câu hỏi, hai câu giải thích, hai câu trả lời. Ba câu hỏi, ba câu giải thích, ba câu trả lời. Bốn câu hỏi, bốn câu giải thích, bốn câu trả lời. Năm câu hỏi, năm câu giải thích, năm câu trả lời. Sáu câu hỏi, sáu câu giải thích, sáu câu trả lời. Bảy câu hỏi, bảy câu giải thích, bảy câu trả lời. Tám câu hỏi, tám câu giải thích, tám câu trả lời. Chín câu hỏi, chín câu giải thích, chín câu trả lời. Mười câu hỏi, mười câu giải thích, mười câu trả lời.
11) Rồi gia chủ Citta không hỏi Nigantha Nàtaputta mười câu hỏi hợp lý này, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
IX. Acela (Lõa thể) (S.iv,300)
1). ..
2) Lúc bấy giờ lõa thể Kassapa đã đi đến Macchikàsanda, một bạn cũ của gia chủ Citta khi còn là gia chủ.
3) Gia chủ Citta nghe lõa thể Kassapa, một bạn cũ của mình khi còn là gia chủ, đã đến Macchikàsanda.
Rồi gia chủ Citta đi đến lõa thể Kassapa; sau khi đến, nói lên với lõa thể Kassapa những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.
4) Ngồi một bên, gia chủ Citta nói với lõa thể Kassapa:
– Tôn giả Kassapa, Tôn giả xuất gia đã bao lâu?
– Này Gia chủ, ta đã xuất gia khoảng ba mươi năm.
5) — Thưa Tôn giả, trong ba mươi năm ấy, Tôn giả có chứng được pháp thượng nhơn nào, tri kiến thù thắng nào xứng đáng bậc Thánh và được lạc trú?
– Này Gia chủ, trong suốt ba mươi năm ấy, ta không chứng được và không được lạc trú một pháp thượng nhân nào, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh, ngoại trừ sự lõa thể, sự trọc đầu, sự phủi bụi và đất cát (pàvàlanipphotana).
6) Khi nghe nói vậy, gia chủ Citta nói với lõa thể Kassapa:
– Thật là bất tư nghì, thật là hy hữu, chánh pháp được thuyết trong suốt ba mươi năm ấy, không chứng được, không được lạc trú một pháp thượng nhân nào, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh!
7) — Này Gia chủ, đã bao lâu Ông làm người cư sĩ?
– Thưa Tôn giả, tôi thành người cư sĩ đã được ba mươi năm.
8) — Trong suốt ba mươi năm ấy, này Gia chủ, Ông có chứng được và được lạc trú pháp thượng nhân nào, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?
– Sao lại không vậy được, thưa Tôn giả! Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, tôi ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, tôi chỉ tịnh tầm và tứ… chứng và trú Thiền thứ hai. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, ly hỷ… tôi chứng và trú Thiền thứ ba. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, đoạn tận lạc… tôi chứng và trú Thiền thứ tư. Nếu tôi mệnh chung sớm hơn Thế Tôn, thưa Tôn giả, không có gì lạ, nếu Thế Tôn sẽ nói về tôi như sau: “Không có một kiết sử nào, do bị trói buộc bởi kiết sử ấy, Citta trở lui tại thế giới này nữa”.
9) Khi nghe nói vậy, lõa thể Kassapa nói với gia chủ Citta:
– Thật là vi diệu, thưa Tôn giả! Thật là hy hữu, thưa Tôn giả, Chánh pháp được khéo thuyết. Một gia chủ mặc áo trắng lại có thể chứng đạt được, lại có thể lạc trú pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh! Thưa Gia chủ, hãy cho tôi được xuất gia trong Pháp và Luật này. Hãy cho tôi thọ đại giới.
10) Rồi gia chủ Citta đưa lõa thể Kassapa đến một số Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:
– Bạch chư Thượng tọa, lõa thể Kassapa này là một người bạn của chúng con khi chúng con còn là gia chủ. Chư Thượng tọa hãy cho người này xuất gia, cho thọ đại giới. Con sẽ cố gắng cúng dường các vật liệu như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
11) Lõa thể Kassapa được xuất gia trong Pháp và Luật này, được thọ đại giới. Ðược thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Kassapa sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Không bao lâu vị ấy đạt được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến: đó là Vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, tự mình chứng tri với thượng trí, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
12) Và Tôn giả Kassapa trở thành một vị A-la-hán nữa.
X. Thăm Người Bệnh (S.iv,302)
1-2) Lúc bấy giờ, gia chủ Citta bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.
3) Rồi số đông chư Thiên ở hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng tụ hội lại và nói với gia chủ Citta:
– Này Gia chủ hãy nguyện: “Trong tương lai, ta sẽ thành vua Chuyển luân Thánh vương!”
Khi được nghe nói vậy, gia chủ Citta nói với chư Thiên ở hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng:
– Cái ấy là vô thường, cái ấy là không thường hằng, cái ấy cần phải bỏ đi và vượt qua.
4) Khi được nghe nói vậy, các bạn bè thân hữu, các bà con huyết thống nói với gia chủ Ciita:
– Này Thiện gia nam tử, hãy an trú chánh niệm, chớ có nói lung tung.
– Tôi nói với các vị những gì khiến các vị nói với tôi: “Này Thiện gia nam tử, hãy an trú chánh niệm, chớ có nói lung tung”?
– Này Thiện nam tử, vì Ông nói như sau: “Cái ấy là vô thường, cái ấy là không thường hằng, cái ấy cần phải bỏ đi và vượt qua”.
– Vì rằng, chư Thiên các hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên trú ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng đã nói với tôi như sau: “Này Gia chủ, hãy nguyện: ‘Trong tương lai, ta sẽ thành vua Chuyển luân Thánh vương’”. Cho nên tôi mới trả lời với họ: ‘Cái ấy là vô thường, cái ấy là không thường hằng, cái ấy cần phải bỏ đi và vượt qua’”.
5) — Này Thiện gia nam tử, các chư Thiên ở hoa viên… các cây trong rừng đã quán thấy ý nghĩa gì mà nói với Ông: “Này Gia chủ hãy nguyện: ‘Trong tương lai, ta sẽ thành vua Chuyển luân Thánh vương”"?
– Các chư Thiên ở hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên trú ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng ấy đã suy nghĩ như sau: “Gia chủ Citta này giữ giới, tánh thiện, nếu phát nguyện: ‘Trong tương lai, ta sẽ thành vị Chuyển luân Thánh vương!” Tâm nguyện thanh tịnh, đúng pháp, sẽ làm cho thành công người trì giới, sẽ đem đến quả đúng pháp”. Chư Thiên ở hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng ấy, do quán thấy ý nghĩa như vậy nên đã nói như sau: “Này Gia chủ, hãy phát nguyện: ‘Trong tương lai ta làm vị Chuyển luân Thánh vương”". Do vậy, tôi nói với họ: “Cái ấy là vô thường, cái ấy là không thường hằng, cái ấy cần phải bỏ đi và vượt qua”.
– Này Thiện gia nam tử, hãy giáo giới cho chúng tôi.
– Vậy các Ông cần phải học như sau: “Chúng tôi sẽ đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật: ‘Vị ấy là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”. Chúng tôi sẽ có đủ lòng tin bất động đối với Pháp: ‘Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu’. Chúng tôi sẽ có đầy đủ lòng tin bất động đối với chúng Tăng: ‘Thiện hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Như lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Thanh tịnh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng được tôn kính, đáng được cung kính, đáng được kính lễ, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời’. Tất cả những gì có thể đem cho trong gia tộc, tất cả phải đem cúng dường, phân phát cho những vị trì giới và có thiện tánh”.
Như vậy, các Ông cần phải học tập.
7) Khi gia chủ Citta khiến cho các bạn bè thân hữu, các bà con huyết thống có tịnh tín đối với đức Phật, đối với Pháp, đối với chúng Tăng và khuyên họ bố thí, vị ấy liền mệnh chung.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/6/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment